Các sản phẩm cần nộp (upload file LMS) như sau: 1. Kế hoạch đánh giá cho chủ đề/bài học (theo yêu cầu cần đạt) Theo các yêu cầu sau: Xác định các NL cần đánh giá trong chủ đề Xác định các yêu cầu cần đạt cần đánh giá tương ứng với mỗi năng lực. Xác định phương pháp đánh giá phù hợp. Xác định công cụ đánh giá hợp lí. Xác định thời điểm đánh giá phù hợp. 2. Bộ công cụ đánh giá theo kế hoạch trên Tùy theo chủ đề mà có thể có số lượng công cụ phù hợp. Tuy nhiên, mỗi chủ đề nên xây dựng 3 - 5 loại công cụ khác nhau (câu hỏi, bài tập, bảng kiểm, thang đo, rubrics,…). Các yêu cầu bộ công cụ đánh giá theo kế hoạch: Đa dạng công cụ Xây dựng công cụ Hướng dẫn chấm/ Đáp án Tổng hợp được kết quả đánh giá để đánh giá đến từng học sinh

1 câu trả lời

Chủ đề: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XI ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XIII: THỜI LÝ.
NHÀ LÝ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
Thời lượng: 1 tiết

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
-Trình bày được sự thành lập nhà Lý. Đánh giá được sự kiện dời đô ra Đại La của Lý Công Uẩn.
Phẩm chất, năng lực Yêu cầu cần đạt Số TT
1.Năng lực lịch sử
– Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử đơn giản dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong các bài học lịch sử.
– Trình bày bối cảnh lịch sử ra đời nhà Lý  – Trình bày được sự thành lập nhà Lý. Đánh giá được sự kiện dời đô ra Đại La của Lý Công Uẩn.
 1
2.Năng lực chung
Tự chủ và tự học Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn trong hoạt động nhóm 2
3. Phẩm chất chủ yếu
Yêu nước
 Có ý thức bảo vệ di sản văn hóa, yêu quê  hương 3
Chăm chỉ Tích cực tìm hiểu thông tin về bối cảnh ra đời của nhà Lý, việc dời đô ra Thăng Long. 4

II.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học Đáp ứng mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP/KT/HT
Dạy học Phương án đánh giá
Hoạt động 
1. Bối cảnh ra đời nhà Lý 
 1, 2, 3, 4 - Bối cảnh ra đời nhà Lý 
- Lý Thái Tổ với việc dời đô ra Đại La, đổi tên là thành Thăng Long (1010) - Trực quan, giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác
 - GV đánh giá dựa trên phần chuẩn bị, phần trình bày và trả lời câu hỏi của HS

Hoạt động 
2. Tổ chức bộ máy nhà nước
 1, 2, 3, 4 - Tổ chức bộ máy nhà nước - Trực quan, hợp tác
 - GV đánh giá quá trình làm việc nhóm của HS

III.KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ.
 Bước 2
Yêu cầu cần đạt Mức độ biểu hiện
-Trình bày được sự thành lập nhà Lý. Đánh giá được sự kiện dời đô ra Đại La của Lý Công Uẩn.
-Mô tả được những nét chính về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thời Lý. Mức độ 1: Biết được những nét chính về luật pháp, quân đội và chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Lý.
Mức độ 2: Trình bày được bối cảnh ra đời nhà Lý
Mức độ 3: HS nắm được nguyên nhân, ý nghĩa việc dời đô ra Thăng Long, tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý.


 Bước 3
Hoạt động dạy học Mục tiêu hoạt động Sản phẩm /chứng minh Công cụ đánh giá Phương pháp đánh giá
 1. Hoạt động khởi động Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài mới. Nêu ra được điều đã biết và các điều chưa biết liên quan đến nội dung bài học Câu hỏi Vấn- đáp
Quan sát
2. Hình thành kiến thức mới Thực hiện được mục tiêu cần đạt của mục tiêu giáo dục   Vấn đáp
Hoạt động 1: Sự thành lập nhà Lý Trình bày được sự thành lập nhà Lý. Đánh giá được sự kiện dời đô ra Đại La của Lý Công Uẩn. -Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy  nhà nước thời Lý.
-Phiếu học tập
 Câu hỏi gợi mở Vấn đáp - viết
Hoạt động 2:  Luật pháp và quân đội
 Biết được những nét chính về pháp luật, quân đội và chính sách đối nội đối ngoại của nhà Lý. Phát biểu của học sinh về chủ trương của nhà Lý. Câu hỏi.
Bảng đánh giá Vấn đáp- viết.
Hoạt động luyện tập Xác định xem học sinh đã đạt được mục tiêu bài học hay chưa và khắc thêm nội dung của bài học. Trả lời các câu hỏi vấn đáp, trắc nghiệm, tự luận. Bộ câu hỏi, bài tập Vấn đáp
Hoạt động vận dụng. Giúp học sinh vận dụng kĩ năng kiến thức đã học để giải quyết tình huống Vận dụng kĩ năng kiến thức đã học liên quan đến bài học. Câu hỏi . Vấn đáp.

Bước 4:
*Thiết kế công cụ đánh giá cho hoạt động khởi động.
GV cho HS quan sát tranh ảnh sau:
 
  

Nhìn vào hình em hãy cho biết địa điểm trên thuộc thành phố nào của nước ta?
 ( Hà Nội)
-GV dẫn dắt HS đi vào bài học…
*Thiết kế công cụ để đánh giá cho hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1:  Sự thành lập nhà Lý.
+ Mục tiêu: Trình bày được sự thành lập nhà Lý. Đánh giá được sự kiện dời đô ra Đại La của Lý Công Uẩn.
+ phương pháp đánh giá: Câu hỏi, 
+ Gợi ý công cụ đánh giá:  Phiếu học tập,  
 Khi Long Đĩnh chết quan lại trong triều tôn ai làm vua?
 Tại sao Lý Công Uẩn được tôn làm vua?
 Tại sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Thăng Long?
 Việc dời đô về Thăng Long nói lên ước nguyện gì của ông cha ta? 
 Tại sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Thăng Long?
 Việc dời đô về Thăng Long nói lên ước nguyện gì của ông cha ta? 
Vẽ và nhận xét  sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý
Hoạt động 2:  Luật pháp và quân đội
+ Mục tiêu: Biết được những nét chính về pháp luật, quân đội và chính sách đối nội đối ngoại của nhà Lý.
 + Gợi ý công cụ đánh giá: Câu hỏi, Phiếu đánh giá.
Nêu nội dung chủ yếu của bộ hình thư ?
Bộ hình thư bảo vệ ai? Bảo vệ cái gì?
 Quân đội nhà lý gồm mấy bộ phận?
 Nhà Lý ban hành chính sách đối nội , đối ngoại như thế nào ?
 Em có nhận xét gì về các chủ trương trên?

                                             PHIẾU HỌC TẬP
Chủ đề: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XI ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XIII: THỜI LÝ.
NHÀ LÝ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
Họ và tên......................................................................   Tên nhóm..............................
Lớp.......................Trường THCS...................................................................................
Khai thác và thu thập thông tin, hoàn thành bảng quá trình thành lập nhà Lý.
Thời gian                                  Sự kiện chính
1005 ................................................................................................................
..............................................................................................................
1009 ..............................................................................................................
..............................................................................................................
1010 ..............................................................................................................
.............................................................................................................
1042 ..............................................................................................................
.............................................................................................................. 
1054 .............................................................................................................
.............................................................................................................

BẢNG KIỂM HOẠT ĐỘNG NHÓM
Chủ đề: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XI ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XIII: THỜI LÝ.
NHÀ LÝ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC

Họ và tên:........................................................Tên nhóm.....................................................
Lớp:...............................Trường THCS:..............................................................................

Nhóm Số thành viên làm việc với phiếu cá nhân Số thành viên hoàn thành phiếu cá nhân Số thành viên hoàn thành phiếu cá nhân chính xác Số thành viên có ý kiến thảo luận trong nhóm.
Nhóm 1    
Nhóm 2    
Nhóm 3    
Nhóm 4    

CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
              1 Hoạt động khởi động/ Đặt vấn đề/Tình huống xuất phát
      - Mục tiêu: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài mới.
Gv cho HS quan sát các tranh ảnh sau:

  

Nhìn vào hình em hãy cho biết địa điểm trên thuộc thành phố nào của nước ta? ( Hà Nội)
- GV dẫn dắt HS đi vào bài học…
 2. Hoạt động hình thành kiến thức
2. 1. Sự thành lập nhà Lý
- Mục tiêu: Trình bày được sự thành lập nhà Lý. Đánh giá được sự kiện dời đô ra Đại La của Lý Công Uẩn.
 - Phương pháp – kĩ thuật: trực quan, hoạt động cá nhân, trình bày, nhận định, vấn đáp.
 - Công cụ :  phiếu học tập, tranh ảnh.
 - Thời gian: 10 phút
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích
- Tổ chức hoạt động
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
? Khi Long Đĩnh chết quan lại trong triều tôn ai làm vua?
? Tại sao Lý Công Uẩn được tôn làm vua?
? Tại sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Thăng Long?
-HS đọc phần chữ nhỏ SGK
? Việc dời đô về Thăng Long nói lên ước nguyện gì của ông cha ta? 
? Tại sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Thăng Long?
-HS đọc phần chữ nhỏ SGK
? Việc dời đô về Thăng Long nói lên ước nguyện gì của ông cha ta? 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.  GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
- Năm 1005, Lê Hoàn mất → Lê Long Đỉnh nối ngôi → Năm1009, Lê Long Đĩnh mất → triều Lê chấm dứt → Lý Công Uẩn được suy tôn làm vua.→ Nhà Lý thành lập.
- Năm 1010, Lý Công Uẩn  dời đô về Đại La, đổi tên thành là Thăng Long.
- 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.
- Sơ đồ tổ chức chính quyền.














   








 Hoạt động 2 : Luật pháp và quân đội
       - Mục tiêu: Biết được những nét chính về luật pháp, quân đội và chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Lý.
       - PTTH : Cá nhân, nhóm
      - Tổ chức hoạt động
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Nêu nội dung chủ yếu của bộ hình thư ?
? Bộ hình thư bảo vệ ai? Bảo vệ cái gì?
? Quân đội nhà lý gồm mấy bộ phận?
? Nhà Lý ban hành chính sách đối nội , đối ngoại như thế nào ?
? Em có nhận xét gì về các chủ trương trên?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.  GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
+ 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư.
*Nội dung :
+Bảo vệ vua và cung điện.
+Bảo vệ của công và tài sản của nhân dân
+Nghiêm cấm giết mổ trâu, bò.
+Bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
+Sử phạt nghiêm khắc với kẻ phạm tội.
-Quân đội:
+ Gồm có quân bộ và quân thủy.
+ chia làm hai loại: cấm quân và quân địa phương.
-Chính sách đối nội, đối ngoại :
+ Đối nội : Gả công chúa, ban quan tước cho các tù trưởng dân tộc; trấn áp những người có ý định tách khỏi Đại Việt.
+ Đối ngoại :  Giữ quan hệ với bình thường nhà Tống và Cham Pa.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: HS hệ thống kiến thức đã học, vận dụng kiến thức để thực hành
+ HS  xác định biết được nhà Lý được thành lập ntn, bộ máy nhà nước  ra sao? Tình hình luật pháp, quân đội , đối ngoại, đối nội được tổ chức ntn?
+ HS nắm được nội dung của bài học và vận dụng để làm bài tập.
- Phương thức tiến hành: thực hành.
- Dự kiến sản phẩm:  GV chuẩn bị đáp án đúng. 
    Nếu HS trả lời sai thì HS khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.
Câu hỏi:
- GV treo bảng phụ, câu hỏi trắc nghiệm khách quan
1.Nhận biết:
Câu 1: Lý Công Uẩn lên ngôi vua lập ra nhà Lý vào năm nào ?
A. Năm 1054.                            B. Năm 1009.
      C. Năm 1010.                           D. Năm 1042.
Câu 2: Dưới thời nhà Lý, đến năm 1054, tên nước ta là gì ?
A. Đại Việt.                                   B. Đại Cồ Việt.
B. Đại Nam.                                  D. Việt Nam.
Câu 3: Nhà Lý chia nước ta ra bao nhiêu lộ, phủ ?
A. 24 lộ, phủ.
B. 22 lộ, phủ.
C. 40 lộ, phủ.
D.42 lộ phủ.
Câu 4: Nhiệm vụ của cấm quân là gì ?
A.Bảo vệ triều đình và hoàng tộc.
B.Bảo vệ vua và kinh thành.
C.Bảo vệ vua, hoàng hậu, thái tử và tể tướng.
D.Bảo vệ vua, thái tử, công chúa và các quan đại thần.
2.Thông hiểu:
Câu 5: Lý Công Uẩn dời đô về Đại La vì
A.đây là quê hương của vua Lý.
B.đây là vị trí thuận lợi để phát triển đất nước.
C.đây là vị trí phòng thủ.
D.được sự nhất trí cao của các quan lại trong triều.
Câu 6: Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu bò?
A. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
B.Đạo Phật được đề cao nên cấm sát sinh.
C.Trâu bò là động vật quý hiếm.
D.Trâu bò là động vật linh thiêng.
Câu 7: Dưới thời nhà Lý, cơ cấu hành chính được sắp xếp như thế nào?
A.Lộ-Huyện-Hương, xã.
B.Lộ- Phủ- Châu, xã.
C.Lộ- Phủ- Châu- Hương, xã.
D.Lộ- Phủ- Huyện- Hương, xã.
3.Vận dụng:
Câu 8: Nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc nhằm mục đích gì ?
A. Củng cố khối đoàn kết dân tộc.
B.Chia sẻ quyền lực cho các tù trưởng.
C.Ưu tiên khuyến khích cho các công chúa.
D.Mở rộng quyền lực lên miền núi.
Câu 9: Nguyên tắc nhà Lý luôn kiến quyết giữ vững trong việc duy trì mối bang giao với các nước láng giềng.
A.hòa hảo, thân thiện.
B.đoàn kết tránh xung đột.
C.giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
D.mở cửa trao đổi lưu thông hàng hóa.
Câu 10: Bộ luật Hình thư đầu tiên ra đời có tác dụng gì?
      A. Để khỏi bị oan ức cho nhân dân.
      B. Xử phạt nghiêm khắc những kẻ phạm tội.
      C. Ổn định xã hội, nâng cao uy tín của nhà Lý.
       D.Bảo vệ quyền lợi phụ nữ.
4. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
       1. Mục tiêu: HS trình bày được âm mưu xâm lược của nhà Tống. Nhà Lý đã chủ động tiến công để phòng vệ ntn? Việc tấn công phòng vệ đó có ý nghĩa ra sao?
    2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS  về nhà hoàn thành 
+  HS có thể viết báo cáo trước lớp (cá nhân hoặc nhóm)
- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử…  
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi. 
---------------------- Hết -------------------------

Câu hỏi trong lớp Xem thêm