Các quyền trẻ em và bổn phận của trẻ em

2 câu trả lời

Quyền trẻ em

-Quyền được sống: Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển.

-        Quyền được khai sinh và có quốc tịch: Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.

-        Quyền được chăm sóc sức khỏe.

-        Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng.

-        Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu.

-        Quyền được vui chơi, giải trí.

-        Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc.

-        Quyền được tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

-        Quyền về tài sản.

-        Quyền bí mật đời sống riêng tư.

-        Quyền được sống chung với cha, mẹ.

-        Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ.

-        Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi.

-        Quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục.

-        Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động.

-        Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc.

-        Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt.

-        Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy.

-        Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính.

-        Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang.

-        Quyền được đảm bảo an sinh xã hội.

-        Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội.

-        Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp.

Bổn phận trẻ em:

-        Bổn phận đối với gia đình

-        Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác

-        Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội

-        Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước

-        Bổn phận của trẻ em đối với bản thân 

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 quy định rõ về các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em.

Theo đó, trẻ em có những quyền cơ bản sau:  Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch; Trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, nếu có yêu cầu thì được cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ để xác định cha, mẹ theo quy định của pháp luật. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Quyền sống chung với cha mẹ và không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em. Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ; Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập. Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả  học phí. Quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi. Trẻ em có quyền được phát triển năng khiếu. Mọi năng khiếu của trẻ em đều được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, trẻ em còn có quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội; Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin phù hợp với sự phát triển của trẻ em, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm;  tham gia hoạt động xã hội phù hợp với nhu cầu và năng lực của mình.

Đối với bổn phận của trẻ em, Luật này nêu rõ:  Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình; Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường;  Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình;  Sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức; tôn trọng pháp luật; tuân theo nội quy của nhà trường; thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá; tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc;  Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế.

Ngoài ra, Luật cũng quy định những việc trẻ em không được làm: Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang; Xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; gây rối trật tự công cộng; Đánh bạc, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ; Trao đổi, sử dụng văn hoá phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh.