C1 : Trình bày đặc điểm vị trí của Đông Nam Bộ ? Ý nghĩa của vị trí đối với sự phát triển kinh tế của vùng C2 : Trình bày đặc điểm dân cư - xã hội , kinh tế của Đông Nam Bộ ? C3 : Tại sao nói khu vực đông nam bộ là vùng có nền kinh tế phát triển nhất phía nam ? C4 : Trình bày đặc điểm vị trí của Đồng bằng sông cửu long ? Ý nghĩa vị trí đối với sự phát triển kinh tế của vùng? C5 : Trình bày đặc điểm dân cư - xã hội , kinh tế của Đồng Bằng Sông Cửu Long ? Giúp mình với ạ!!!

2 câu trả lời

Câu 1: 

– Diện tích: 23,6 nghìn km2, (chiếm 7,5% diện tích cả nước)
– Dân số: hơn 15,7 triệu người (2014), chiếm 17,3% dân số cả nước
– Gồm các tỉnh, thành phố: TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu.
– Vị trí : phía đông giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía tây giáp Đồng bằng sông Cửu Long, phía bắc giáp Campuchia và phía đông nam giáp biển Đông.

*Ý nghĩa:

Đông Nam Bộ có vị trí đặc biệt: vị trí trung tâm ở khu vực Đông Nam Á, là cầu nối vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long nên có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng. Tạo khả năng giao lưu kinh tế với các vùng xung quanh và quốc tế.

Câu 2: 

Dân cư:

+ Số dân: Đông dân (16,6 triệu người năm 2016).

+ Mật độ dân số khá cao (434 người/km2).

+ Tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước.

+ Lao động dồi dào với tay nghề cao, thị trường tiêu thụ lớn. Là vùng có sức hút mạnh với lao động cả nước.

- Xã hội:

+ Hầu hết các chỉ tiêu xã hội của vùng đều cao hơn cả nước.

+ Đời sống người dân ở mức cao.

+ Nhiều di tích lịch sử, văn hoá có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.

- Kinh tế:

Nguồn lao động:

-Nguồn lao động dồi dào;

-Tập trung nhiều lao động có trình độ cao về chuyên môn, nghiệp vụ.

-Cơ sở hạ tầng hiện đại và đang được hoàn thiện (giao thông, thông tin liên lạc).

-Mạng lưới đô thị, trung tâm công nghiệp.

-Có các trung tâm công nghiệp lớn như: TP Hồ Chí Minh, Biên Hoà và Vũng Tàu.

-Vai trò của TP Hồ Chí Minh đối với sự phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ.

Câu 3: tại em ở lớp dưới nên không biết rõ ạ.

 Câu 4: 

Tiếp giáp với phía Tây vùng Đông Nam Bộ chính là vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây 3 mặt đều là biển, được cấu thành bởi 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Cà Mau, An Giang và thành phố Cần Thơ.

Lãnh thổ gồm nhiều đảo và quần đảo với một bờ biển dài 73,2km.

Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở cực Nam của nước ta thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đặc biệt là trồng cây công nghiệp.

Liền kề với phía Tây vùng Đông Nam Bộ cũng là lợi thế lớn. Bởi lẽ, xét về sự phát triển thì vùng Đông Nam Bộ thuộc TOP năng động nhất cả nước. Sự giao lưu kinh tế diễn ra mạnh. Các ngành như công nghiệp chế biến được hỗ trợ, thị trường tiêu thụ được mở rộng.

Thuộc khu vực có giao thông hàng hải và hàng không giữa Đông Nam Á và Nam á tạo điều kiện thuận lợi trong hợp tác, giao lưu quốc tế.

Campuchia là quốc gia giáp phía Bắc của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu với các nước trong lưu vực sông Mê Công.

*Ý nghĩa:

Vị trí địa lý cùng giới hạn lãnh thổ như vậy giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long vừa phát triển được trên đất liền vừa mở rộng được trên biển cả trong và ngoài nước.

Câu 5:

Đặc điểm:

+ Đông dân, mật độ dân số cao.

+ Thành phần dân tộc: người Kinh, người Khơ-me, người Chăm, người Hoa.

+ Trình độ đô thị hóa và trình độ dân trí thấp.

- Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, cần cù, có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hoá, thị trường tiêu thụ lớn.

- Khó khăn: mặt bằng dân trí thấp, cơ sở vật chất hạ tầng ở nông thôn chưa hoàn thiện.

- Biện pháp: Để phát triển kinh tế vùng trước hết chú ý việc nâng cao mặt bằng dân trí, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn hoàn thiện, phát triển đô thị.

-Các thế mạnh khác (sự năng động; sự thu hút đầu tư trong và ngoài nước).

$\color{green}{\text{còn thiếu hay sai a/cj bỏ qua cho em nha}}$

c2:Đặc điểm dân cư, xã hội

- Dân cư:

+ Số dân: Đông dân (16,6 triệu người năm 2016).

+ Mật độ dân số khá cao (434 người/km2).

+ Tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước.

+ Lao động dồi dào với tay nghề cao, thị trường tiêu thụ lớn. Là vùng có sức hút mạnh với lao động cả nước.

- Xã hội:

+ Hầu hết các chỉ tiêu xã hội của vùng đều cao hơn cả nước.

+ Đời sống người dân ở mức cao.

+ Nhiều di tích lịch sử, văn hoá có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.

- Khó khăn: Lao động từ nơi khác đến nhiều nên dân số tăng cao gây sức ép dân số đến các đô thị trong vùng.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm