bình luận về quan điểm thẩm mĩ của nguyễn tuân

2 câu trả lời

Nói một cách tóm tắt theo lý luận văn học, thì chủ thể thẩm mỹ là chủ thể xã hội, có khả năng hưởng thụ, sáng tạo và đánh giá thẩm mỹ. Chủ thể thẩm mỹ là các nghệ sĩ, các nhà văn và cả những ai có tiềm ẩn những năng lực thẩm mỹ như cảm thụ, đánh giá thẩm mỹ và có hoạt động thẩm mỹ ngoài nghệ thuật. Và như vậy, là hết sức đa dạng, phong phú.

Nguyễn Tuân là một chủ thể thẩm mỹ đặc biệt. Bởi vì, nhà văn lớn có thể ví là “chủ thể của chủ thể”, có vai trò và vị thế của chủ thể thưởng thức và sáng tạo, đánh giá và định hướng thẩm mỹ. Trong chừng mực nhất định, ông còn bao quát cả biểu hiện thẩm mỹ và tổng hợp nhiều năng lực thẩm mỹ. Ấy là vì, trên tất cả, nhà văn có cốt cách và năng lực của một nghệ sĩ tài hoa, một nhà văn hoá đầy bản lĩnh.

Nguyễn Tuân quả là một nhà nghệ thuật đa tài trên phương diện văn chương, ngôn ngữ và cả biểu diễn. Riêng về văn thì đã hội đủ chất văn thơ, nhạc hoạ và cả kịch, phim – rất hiện đại nữa.

Nguyễn Đình Thi đã tôn vinh Nguyễn Tuân là “một bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ”. Còn Tố Hữu thì nói đại ý, coi nhà văn là người “thợ kim hoàn” về chữ nghĩa.

Am hiểu nghệ thuật và dấn thân cả trong nghệ thuật âm thanh, ánh sáng và diễn xuất, Nguyễn Tuân được mệnh danh là con người tài hoa: Tuân tài tử màn ảnh và sân khấu (Thiên Trường), “Nhà văn – diễn viên Nguyễn Tuân” (Trương Quân), Nguyễn Tuân - diễn viên sân khấu (Đình Quang), Hát ả đào đêm xuân (Hoàng Cầm),... [5]. Dù là nghệ sĩ trên trang viết, hay tài tử trên sàn diễn, cả hai đều nhất quán trong một ngôn ngữ nghệ thuật đặc trưng.

Nguyễn Tuân là người có ý thức thẩm mỹ đầy đủ và sâu sắc bậc nhất,. Đó là ý thức như một hệ thống hoàn chỉnh các thành tố cảm xúc thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, và nhất là quan niệm và lý tưởng thẩm mỹ.

Là nghệ sĩ có tư tưởng nghệ thuật ban đầu không thuần nhất, có những mâu thuẫn nội tại, Nguyễn Tuân đã trải qua những bước đi ban đầu rất khó nhọc. Hành trình đi tìm cái đẹp – có lúc thông thuận, mạnh bạo, nhưng cũng có lúc ngập ngừng, dè dặt.

Xét trong căn cốt từ buổi đầu và trong thời gian khá dài, quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân không hoàn toàn là vị nghệ thuật, không hẳn chỉ có duy mỹ thuần tuý kiểu phương Tây. Đó là vì đời sống thực tại, cái hồn thiêng dân tộc còn tác động vào và gây ảnh hưởng đến tâm thức của người viết.

Là người có khát vọng nhân văn, Nguyễn Tuân không thể có chủ nghĩa duy mỹ phi nhân bản. Ông nặng lòng với “đời sống đầy mâu thuẫn, oan khiên và tủi khuất”, bất mãn với “một đời thật tại”, mong muốn “giúp đẹp, góp tốt và làm vui cho cuộc đời” [2, tr 53, tr 117], và kỳ vọng nghệ thuật là “ánh sáng”, là “đốm lửa để làm bừng dậy lòng người” [3(1), tr 81].

Trên hành trình khám phá thẩm mỹ, Nguyễn Tuân đã gặp những sự trái khoáy, nghịch lý – cái đẹp thì không thật, và cái thật thì không đẹp. Nguyễn Đình Thi đã nhận xét như sau: “Cách mạng là sự đổi đời đối với Nguyễn Tuân, vì ông thấy cái có thật bây giờ đẹp và cái đẹp bây giờ có thật trong cuộc đời” [5, tr 547]. Còn những dằn vặt, bức xúc vì những bóng tối, vì những cái vô lý nhưng cái lẽ lớn ấy không bao giờ thay đổi.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm