bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề Thân Nhân Trung đã nêu trong bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhân Tuất, niên hiệu đại bảo thứ 3 1442 hiền tài là nguyên khí của quốc gia nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh rồi lên cao nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp anh chị co thể cho em dàn bài và dẫn chứng luôn ạ
2 câu trả lời
1. Kỹ năng
- Xác định được kiểu bài: Nghị luận xã hội.
- Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, văn viết có cảm xúc.
- Ít mắc lỗi chính tả dùng từ và diễn đạt.
2. Kiến thức
Trên cơ sở hiểu đúng lời nhận định của Thân Nhân Trung về vai trò của hiền tài đối với đất nước. Nắm vững luận đề: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Trên cơ sở đó giải thích, chứng minh, bình luận, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống ngày nay. Học sinh có thể trình bày theo cảm nhận và sáng tạo riêng theo cách khác nhau, song cần nêu được:
- Giới thiệu vấn đề: Trích dẫn câu nói của Thân Nhân Trung “Vai trò, tầm quan trọng của hiền tài đối với đất nước”.
+ Hiền tài là người tài cao, học rộng, có đạo đức tốt được mọi người tín nhiệm suy tôn.
+ Hiền tài có vai trò quyết định sự hưng thịnh của đất nước, góp phần làm nên sự sống còn của quốc gia và xã hội.
- Tại sao nói nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh? Nguyên khí suy thì thế nước yếu? (giải thích, chứng minh, bình luận).
+ Mọi thời đại, quốc gia đều rất cần người tài đức vì đó là nguyên khí của quốc gia (Người tài đức có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đất nước phồn vinh. Hiền tài mà không biết tu dưỡng tài, đức thì đất nước suy yếu, suy vong).
+ Cần có chính sách khích lệ, bồi dưỡng nhân tài (tinh thần, vật chất). Trọng dụng người tài: đúng người đúng việc, không lãng phí chất xám.
- Khẳng định tầm quan trọng của người tài đức đối với đất nước.
- Phương hướng phấn đấu, liên hệ bản thân: rèn luyện tài, đức góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.
Giới thiệu về tác giả Thân Nhân Trung và bài kí.
- Nhấn mạnh: Thân Nhân Trung là người có nhiều quan điểm tiến bộ, sâu sắc thể hiện sự chăm lo cho sự nghiệp hưng thịnh của nước nhà. Một trong những tư tưởng ấy là tư tưởng tôn trọng, đề cao vai trò của hiền tài: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp."
- Bày tỏ quan điểm của mình:
+ Khẳng định ý kiến của Thân Nhân Trung là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc.
+ Giải thích ý nghĩa câu nói của Thân Nhân Trung:
Người hiền tài là những người học rộng, tài cao, thông minh, sáng suốt. Đối với mỗi quốc gia, có thể coi đó là hạt nhân khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển.
Người hiền tài có quan hệ lớn đến sự thịnh suy của mỗi quốc gia. Ở Trung Hoa ngày trước, vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc rồi thời Tam Quốc, các nước mạnh yếu khác nhau đều là nhờ vào việc trọng dụng nhân tài. Ở nước ta cả ngày trước và giờ đây cũng vậy, thời nào người hiền tài được trọng dụng, triều đại nào, chế độ nào được nhiều người hiền tài giúp sức thì phát triển ngày càng mạnh. Ngược lại, nếu đất nước thiếu đi những bậc hiền tài thì tất sẽ suy vong.
Người hiền tài quan trọng đối với đất nước như vậy nên nhà nước đã hết sức quý trọng hiền tài, làm mọi việc cho đến mức cao nhất để khuyến khích, phát triển nhân tài: Đề cao danh tiếng, cho chức tước, cấp bậc, ghi tên ở bảng vàng, ban yến tiệc v.v. Những việc đã làm thậm chí còn chưa xứng với vai trò, vị trí của hiền tài, vì vậy cần phải khắc bia tiến sĩ để lưu danh sứ sách. Những việc làm trên đây của nhà nước chính là minh chứng hùng hồn nhất khẳng định vai trò của người hiền tài đối với mỗi quốc gia.
+ Bài học rút ra từ tư tưởng của Thân Nhân Trung:
Thời nào thì "hiền tài cũng là nguyên khí của quốc gia". Vì thế, cần phải biết quý trọng nhân tài, phải có những chính sách đãi ngộ đối với họ, nhất là trong thời kì mở cửa, nạn chảy máu chất xám ngày càng nghiêm trọng.
Trong thời kì mở cửa, người hiền tài không chỉ có ý nghĩa sống còn đối với sự thịnh suy của đất nước nói chung mà vai trò của họ còn được thể hiện ngay ở những cấp độ nhỏ hơn. Cơ quan, đơn vị nào biết trọng dụng người tài, có nhiều người có năng lực tham gia vào công tác quản lý hoặc là những người lao động trực tiếp thì đều thúc đẩy công việc của mình một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Thấm nhuần tư tưởng ấy, nhà nước ta hiện nay cũng vẫn coi "giáo dục là quốc sách hàng đầu". Đồng thời vẫn tiếp tục có nhiều chính sách ưu đãi đê người hiền tài có điều kiện được cống hiến hết mình cho đất nước