bày tỏ ý kiến của anh chị về những cái bọc vở bằng ni lông trong 1 bài văn nghị luận khoảng 400 từ mn giúp em với ạ

2 câu trả lời

Như chúng ta đã biết.trái đất đang dần dần bị hủy hoại bởi chính con người.Bằng những hành vi khai thác gỗ ,chặt phá rừng,vứt rác bừa bãi ,..đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cũng như hệ sinh thái toàn câu.Và một trong những loại rác thải mà chúng ta cần hạn ché nhất có thể xả ra môi trường đó chính là bao bì ni lông.Các nhà khoa học đã chứng minh và công bố rất nhiều tác hại của ni lông và nó cũng là một trong những loại rác thải khó phân hủy nhất.Chính vì vậy,ngày nay chúng ta nên giảm thiếu sử dụng các loại đồ vật từ bao bì ni lông.Là học sinh ,ngoài việc tuyên truyền mọi người cùng nhau bảo vệ môi trường giúp cho trái dất được cải thiện hoen thì chúng ta hoàn toàn có thể thay thế các bao ,bọc vở ni lông bằng các báo hoặc giấy cũ.Vừa tiện,đẹp lại thân thiện hoen với môi trường .Theo em ,đây cũng chính là một trong những biện pháp rất hay mà chúng ta cần tuyên truyền với các bạn học sinh khác .Để cùng nhau loại bỏ các vật dụng bằng ni lông ,thay thế bằng các vậy dụng thân thiện với môi trường hoen.để cùng nhau chung tay bảo vệ trái đất cũng như là đảm bảo cuộc sống của chúng ta sau này bạn nhé !

Bọc sách bọc vở bằng những bao nilon là kỷ niệm thời đi học gắn bó không ít thế hệ học trò. Tuy nhiên, càng ngày mọi người càng nhận ra những hạn chế của việc sử dụng nilon này.

Lý do được các phụ huynh đưa ra cũng tương tự với việc thả bóng bay bởi ảnh hưởng đến môi trường. Nhiều người cho rằng bìa sách vở với công nghệ hiện nay đều được sản xuất dày và đẹp nên không cần phải bọc bởi vừa lãng phí vừa không có nhiều ý nghĩa.Đáp lời học

sinh, trường bỏ bọc vở bằng nylon từ năm học mới -

Chị Nguyễn Thanh, một phụ huynh ở quận Thanh Xuân chia sẻ: “Tôi rất ngạc nhiên về quy định bọc vở bằng nilon. Vở của các con bìa rất cứng so với vở chúng tôi ngày xưa nên giờ đây việc bọc theo tôi không còn cần thiết. Một năm con tôi phải dùng đến ít nhất 30 bọc vở cả sách và vở. Nhân con số ấy với lượng học sinh sẽ thấy quá khủng khiếp. Tuy nhiên các con và cả chính các phụ huynh như chúng tôi sẽ không dám không bọc nếu các nhà trường vẫn đưa ra quy định. Tôi hi vọng các nhà trường xem xét về điều này”.

Chị Trần Ngọc Trà (Nghệ An) đồng tình: “Bao nhiêu năm nay mình vẫn bọc sách cho con và cũng luôn băn khoăn về tác hại của vỏ bọc nilon với môi trường khi số lượng học sinh nhân lên là rất lớn. Thậm chí mình nghĩ bìa sách vở hiện nay của các con đã rất đẹp, tại sao lại không có thông báo cho phép bỏ hẳn nilon bọc”.

Chị Lê Phương (một phụ huynh ở quận Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ bản thân rất đồng tình với việc này. “Mình nghĩ bìa sách, vở hiện này cũng được trang trí bắt mắt rồi, và cũng khá dày nữa nên thay bằng bọc túi nilon hoàn toàn có thể để nguyên bìa nếu bìa đủ cứng. Con trẻ thường rất thích những quyền vở, sách đầy sắc màu, do đó cũng có thể chọn những bìa giấy màu sắc đa dạng, thân thiện với môi trường.

"Không chỉ nói không bọc vở bằng túi nilon, bản thân mình cùng nhiều bạn bè cũng giáo dục cho con nói không với túi nilon khi đi mua sắm, mà thay vào đó có thể mang theo làn tre nhỏ hoặc túi vải và có thể sử dụng nhiều lần. Tuy ban đầu sẽ rất khó khăn và có chút bất tiện, nhưng tôi tin thói quen này sẽ thay đổi được nếu như mỗi người chúng ta thực sự muốn thay đổi. Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính chúng ta”, chị Phương nói.

Nhiều phụ huynh bày tỏ các nhà trường, ngành giáo dục nên triển khai những việc này này trên toàn quốc.

Ông Vũ Quốc Thái, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) cho hay cách đây hơn 2 tháng, chính các học sinh khối 5 của nhà trường đã kêu gọi không dùng nilon để bọc vở. Thấy lời kêu gọi và đề xuất của các học sinh ý nghĩa và đúng đắn, nhà trường đã quyết định thực hiện việc này với tất cả các khối toàn trường từ năm học 2019- 2020 này.

“Nhà trường đã thông báo tới các giáo viên, phụ huynh và học sinh toàn trường và sẽ thực hiện luôn từ năm học mới tới đây. Một trong những vấn nạn hiện nay là việc sử dụng nhiều nilon ảnh hưởng đến môi trường sống sau khi thải loại. Việc này mang đến 2 cái tốt. Thứ nhất là góp phần bảo vệ môi trường nói chung và thứ hai là giúp các em học sinh thêm ý thức, cẩn thận hơn trong việc giữ gìn sách vở sách đẹp để sử dụng được lâu hơn khi không cần bọc nilon”.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm