Bàn luận về vấn đề tự trọng , tự ti và tự cao

2 câu trả lời

- Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin trong công việc. Tự ti hoàn toàn khác với khiêm tốn. Khiêm tốn là nhún nhường, không khoe khoang. Khiêm tốn là một đức tính tốt, giúp người ta được lòng mọi người, được mọi người ủng hộ nên rất dễ thành công trong công việc. Ngược lại, kẻ tự ti thường không dám tin tưởng vào năng lực, sở trường sự hiểu biết, kiến thức của mình. Họ nhút nhát thường tránh xa những chỗ đông người. Không dám mạnh dạn đám nhận trách nhiệm được giao. Vì thế họ thường lo sợ thất bại nên họ phải chịu nhiều hậu quả đáng tiếc. Vì sợ thất bại nên họ thường không có sự mạnh dạn trong công việc nên không bao giờ họ thành công. Vì tính nhút nhát tránh xa chỗ đông người nên họ rất ít bạn và không nhận được sự giúp đỡ của mọi người khi thất bại. Chính điều đó không chỉ làm anh hưởng đến cá nhân mà còn ảnh hưởng đến tập thể.

- Tự cao là thái độ đề cao quá mức bản thân,  tự đại đến mức xem thường người khác. Tự cao hoàn toàn khác với tự hào. Tự hào là niềm kiêu hãnh, hãnh diện về bản thân vì đã thành công, niềm vui sướng hạnh phúc khi giúp ích cho bản thân. Ngược lại kẻ tự cao luôn tự đề cao quá mức bản thân nên rất dễ bị xa lánh, chủ quan và thường bị thất bại trong công việc kể cả học tập. Người tự cao luôn tự cho mình là đúng ở mọi việc thì họ không bao giờ nghe những ý kiến của người khác để khác phục thường hay bảo thủ. Khi làm được việc gì đó lớn lao thậm chí tỏ ra coi thường, lên mặt với người khác, tự cho mình là giỏi giang. Những tính xấu này thường có ảnh hướng rất lớn đến bản thân làm họ bị mọi người xa lánh tẩy chay, chủ quan nên dẫn đến thất bại, bảo thủ không nghe ý kiến người khác để khắc phục bản thân. Chia rẽ mất đoàn kết gây ảnh hướng xấu đến học tập và công việc.

-Tự trọng” là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. Đây là một nét tính cách được coi là nền tảng để làm nên phẩm giá cao quý của một con người chân chính. Người có tính “tự trọng” luôn nhận thức đúng đắn về bản thân và về những người xung quanh. Biết phân biệt đúng, sai, phải, trái; cái gì nên làm và cái gì không nên làm. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù khó khăn thiếu thốn đến đâu, người có tính “tự trọng” vẫn luôn giữ nếp sống trong sạch, thanh cao, không vì chút quyền lợi vật chất mà bán rẻ lương tâm, danh dự.Tính “tự trọng” được thể hiện qua suy nghĩ, lời nói và từng công việc trong cuộc sống hằng ngày.  Tính “tự trọng” không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của một quá trình được giáo dục và tự tu dưỡng lâu dài của mỗi cá nhân. Rèn luyện, tạo cho mình tính “tự trọng” và giữ vững đức tính ấy suốt cuộc đời quả là cực khổ, nhưng để mất nó thì cực dễ.

Mình bàn luận như vậy được không chỉ là theo kiến thức của mình thôi                                                                                                                                                                         Mình thấy vấn đề về lòng tự trọng là một điều đáng nên học và nó cũng là một đức tính tốt. Đó là điều thể hiện con người chúng ta biết giữ và coi trọng về phẩm chất,danh dự của mình. Mình thấy nếu ai chưa có đủ về lòng tự trọng thì nên học cái tính cách này đi vì tính cách này sẽ giúp ích rất nhiều cho bản thân và cho xã hội.                                                                                                                                                                                                                                     Về vấn đề tự cao là một vấn đề tôi cũng thường hay gặp. Tại lần này mình hên thì mình giỏi thôi chứ tự nhiên tự cao tôi là người giỏi nhất trong xã hội , người giỏi nhất trong trường học đó là một điều không tốt. Tự cao sẽ giúp chúng ta khi làm bài khác dễ và cứ chủ quan mà khi tới bài khó thì không biết làm đó là tác hại của tự cao.Tự cao sẽ giúp chúng ta thành tính khoe khoang thôi. Chúng ta không nên tự cao mà chúng ta phải chú ý lắng nghe từ lời thầy ,cô giảng trong lớp và phải đọc thêm sách.Ngoài ra, tôi còn phải trau dồi thêm kiến thức từ thế giới ở bên ngoài                                                                                                                              Về vấn đề tự ti thì tôi thấy trong xã hội rất nhiều. Mình hay thấy nhiều trường hợp nhưng trường hợp nhiều nhất là trong việc giao tiếp và việc học tập. Tôi thấy tính đó tốt khi mình tự ti không phải là quá mức nhưng cũng đừng quá tự ti vì tính tự ti này không giúp ích cho bản thân và cho xã hội đâu . Nếu quá tự ti thì mình sẽ thiếu sự tự tin và sự mạnh dạn trong giao tiếp trước đám đông và trong giao tiếp với mọi người và nếu tự ti nhiều quá cũng sẽ gây bệnh trầm cảm , mà bệnh trầm cảm thì rất khó trị

Câu hỏi trong lớp Xem thêm