Bài xây dựng gia đình văn hóa trả lời câu hỏi abcd trang 28

2 câu trả lời

 a ,Gia đình cô Hòa là gia đình có nề nếp, một gia đình đầm ấm và hạnh phúc, mọi người trong gia đình yêu thương nhau, thực hiện tốt bổn phận và trách nhiệm của mình. - Một gia đình gương mẫu đi đầu xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.

b, - Cô Hòa: Vừa hoàn thành công tác ở cơ quan, vừa quán xuyến việc nhà, chăm sóc, nuôi dạy con chu đáo.
Mọi người luôn chia sẻ công việc  
_ Gia đình hạnh phúc 

c Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình,đoàn kết làng xóm
d - Các thành viên trong gia đình có tình cảm gắn bó, quan tâm, thương yêu, chăm sóc nhau, có nề nếp gia phong: Kính trên nhường dưới, con cái ngoan ngoãn, hiếu thảo, không khí gia đình đầm ấm, hòa thuận.


a) Em có nhận xét gì về nếp sống của gia đình cô Hoà?

Trả lời:

Gia đình cô Hòa là một gia đình hạnh phúc, còn nền nếp, gia phong. Các thành viên trong gia đình đều là những tấm gương cho sự gương mẫu, trách nhiệm. Cô Hòa là một phụ nữ đảm đang, vừa giỏi việc cơ quan, vừa đảm việc nhà, chăm sóc, nuôi dạy con cái. Trong gia đình cô, mọi người đều dành cho nhau sự quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ cho nhau mọi công việc. Con trai của cô chú tuy còn nhỏ nhưng cũng ý thức được trách nhiệm, sự hiếu thảo của mình, biết giúp đỡ cha mẹ nhiều việc như dọn dẹp, chăm sóc cây trồng… Một gia đình gương mẫu đi đầu xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.

b) Mọi thành viên trong gia đình cô Hoà đã làm gì để xây dựng gia đình mình thành gia đình văn hoá?

Trả lời:

– Cô Hòa vừa công tác ở ở quan, vừa quán xuyến việc nhà, chăm sóc, nuôi dạy con cái chu đáo.

– Chồng cô Hòa ngoài thời gian công tác ở Trung tâm y tế huyện nhà, còn cùng với cô Hòa tăng gia sản xuất, trồng mía và hoa quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

– Bạn Tú biết giúp đỡ cha mẹ nhiều việc như dọn dẹp nhà cửa, cắt cỏ cho bò, chăm sóc cây trồng.

– Mọi sinh hoạt trong gia đình đều có giờ giấc sinh hoạt nhất định.

– Gia đình cô Hòa tích cực xây dựng nếp sống văn hóa, vận động bà con thường xuyên làm các công tác như vệ sinh môi trường và chống các tệ nạn xã hội.

c) Theo em, thế nào là gia đình văn hoá ?

Trả lời:

– Gia đình hòa thuận, hạnh phúc và tiến bộ.

– Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình.

– Có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, gắn kết với xóm làng.

– Thực hiện tốt các trách nhiệm của người công dân.

d) Để xây dựng gia đình văn hoá, mỗi người trong gia đình cần phải làm gì?

Trả lời:

– Thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình.

– Xây dựng gia đình hòa thuận, đấu tranh chống bạo lực gia đình.

– Biết nhường nhịn, bao dung, cùng giúp đỡ nhau trong các công việc.

– Không sa vào các tệ nạn xã hội, không ham thú vui thiếu lành mạnh.

Tham khảo ^^

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng khái niệm tục ngữ? A. Là một thể loại văn học dân gian diễn tả đời sống nội tâm của con người. B. Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn đinh, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. C. Là một thể loại văn học dân gian có tác dụng gây cười và phê phán. D. Là một thể văn nghị luận đặc biệt. Câu 2. Câu: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.” thuộc thể loại văn học dân gian nào? A. Thành ngữ B. Tục ngữ C. Ca dao D. Vè Câu 4. Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì? A. Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tương lai của mình. B. Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung túc hơn. C. Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình. D. Là bài học dân gian về khí tượng, là hành trang, là “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp họ chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao động. Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận? A. Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh một cách sinh động. B. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, quan điểm, nhận xét nào đó. C. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. D. Ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu nên trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vẫn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa. Câu 6. Câu tục ngữ “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. Phép đối B. Điệp ngữ C. So sánh D. Ẩn dụ Câu 7. Dòng nào dưới đây không phải là đặc điểm hình thức của tục ngữ? Câu 3. Câu nào sau đây là tục ngữ? A. Cò bay thẳng cánh. B. Lên thác xuống ghềnh. C. Một nắng hai sương. D. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen. A. Ngắn gọn B. Thường có vần, nhất là vần chân C. Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung D. Thường là một từ ghép Câu 8. Văn bản nghị luận có đặc diểm cơ bản là: A. dùng phương thức lập luận: bằng lí lẽ và dẫn chứng, người viết trình bày ý kiến thể hiện tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về mặt nhận thức. B. dùng phương thức kể nhằm thuật lại sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện nào đó. C. dùng phương thức miêu tả nhằm tái hiện lại sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện nào đó. D. dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh, nhịp điệu, vần điệu.

2 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước