Bài thơ *Bếp lửa* của tác giả Bằng Việt đc mở đầu như sau: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa Viết 1 đoạn văn khoảng 12 câu theo cách quy nạp trình bày cảm nhận về đoạn thơ trên,trong đoạn văn có sử dụng 1 câu ghép,1 câu bị động.
2 câu trả lời
Với Bằng Việt, kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ nhất của mình là hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm. Hiện diện cùng bà là hình ảnh bếp lửa. Nó đã khơi nguồn cảm xúc để tác giả nhớ về bà và viết về bà qua bài thơ đậm chất trữ tình: "Một bếp lửa chờn vờn sương sớm/Một bếp lửa ấp iu nồng được/Cháu thương bà biết mấy nắng mưa."Khổ thơ đầu nói về bếp lửa và lòng cháu thương bà. Bếp lửa được nhóm lên trong sương sớm, ngọn lửa "chờn vờn"rung rinh, hắt ánh sáng lên tường nhà, liếp cửa. Bếp lửa ấm áp "nồng đượm" ấy còn mang tình thương chở che, ôm ấp, "ấp iu" của lòng bà, bếp lửa của bà là bếp lửa của một cuộc đời đã trải qua "biết mấy nắng mưa", nghèo khổ và vất vả. Nghĩ về bếp lửa, nhớ về bếp lửa gia đình, mà đứa cháu thương bà khôn xiết kể. Hai câu đầu song hành làm hiện lên hình ảnh bếp lửa của bà. Các chữ: "ấp iu nồng đượm", "chờn vờn" rất hình tượng, gợi tả; chữ "thương"dùng thật đắt qua vần thơ cảm thán, làm cho cảm xúc lan tỏa, thấm sâu vào hồn người.
Bài làm
Khổ thơ thứ nhất trong bài thơ " Bếp lửa ", tác giả Bằng Việt viết :
" Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa " `(1)`.
Đoạn thơ trên tác giả đã cho ta thấy hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc của cháu về người bà `(2)`. Điệp ngữ " một bếp lửa " được điệp lại `2` lần ở đầu `2` câu thơ đã trở thành `1` điệp khúc với giọng điệu sâu lắm `(3)`. Từ đó, tác giả muốn nhấn mạnh hình ảnh bếp lửa rất bình dị, thân thương, ấm áp, không phai mờ trong kí ức của người cháu `(4)`. Để cho hình ảnh bếp lửa trở lên chân thực hơn, tác giả đã đưa từ láy " chờn vờn " vào câu để gợi tả bếp lửa mãi bập bùng trong kí ức của người cháu `(5)`. Ta không chỉ thấy hình ảnh bếp lửa ở câu đầu, tác giả còn cho ta thấy hình ảnh bếp lửa " ấp iu nồng đượm " `(6)`. Từ láy " ấp iu " hiện lên ở câu `2` vừa gợi lên ấp ủ của than hồng nồng đượm, vừa gợi bàn tay khéo léo, kiên nhẫn và rất chi chút `(7)`. Câu thơ thứ `3` được tác giả biểu cảm trực tiếp qua từ " thương ", đi cùng với từ " bà " như ngân dài xao xuyến, như nỗi nhớ dàn trải của cháu dành cho bà `(8)`. Hình ảnh " nắng mửa " gợi thời gian quá khứ hiện về, chỉ cuộc đời bà vất vả, gian lao, khó nhọc `(9)`. Từ đó, ta thấy được hình ảnh bếp lửa thật gần gũi trong mỗi gia đình Việt Nam xưa, đã khơi gợi nỗi thương nhớ bà của người cháu nhỏ `(10)`.
`color{black}{#Mưa}`