Bài thơ bánh trôi nước do ai sáng tác bài thơ bánh trôi nước được làm theo thể thơ nào Cảm nghĩa về bài thơ đó ( gấp gấp gấp )

2 câu trả lời

Bài bánh trôi nước do Hồ Xuân Hương sáng tác 

 Thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.

Bánh trôi là thứ bánh quen thuộc, dân giã của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Gạo nếp xay nhuyễn thành bột, lọc cho mịn, để thật ráo rồi bẻ thành từng miếng nhỏ, nặn tròn cỡ quả cà pháo, nhân làm bằng đường thẻ có màu nâu đỏ. Cho bánh vào nồi nước sôi, luộc chín, vớt ra nhúng sơ vào nước lạnh rồi xếp vào đĩa. Lúc nguội, bánh ăn dẻo và thơm ngọt. Người xưa cho rằng đây là thứ bánh tinh khiết, có thể dùng để cúngChiếc bánh trôi vừa trắng, vừa tròn, thật đẹp đẽ, đáng yêu nhưng đằng sau những chi tiết rất thực ấy lại là điều Hồ Xuân Hương muốn nói: người phụ nữ và thân phận họ. Xưa nay, phụ nữ được coi là phái đẹp, là tinh hoa của Tạo hóa. Bởi vậy, nhìn chiếc bánh trôi nước xinh xắn, ta dễ dàng liên tưởng đến vẻ đẹp trong trắng của người con gái đang xuân.

- Bài thơ bánh trôi nước do ai sáng tác: Hồ Xuân Hương

-Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể: Thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật)

+ Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp $\frac{4}{3}$ truyền thống.

+ Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.

Cảm nghĩ bài thơ:

Bánh trôi nước của HỒ Xuân Hương là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt độc đáo để lại ấn tượng sâu đậm trong ta.  Câu thơ đầu tiên của bài “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”. Hồ Xuân Hương đã ca ngợi vẻ đẹp phúc hậu, hiền từ của người phụ nữ qua từ “trắng” “tròn”. Đây cũng là lời khẳng định cho thấy bà rất có ý thức về bản ngã của mình nói riêng và của những người phụ nữ nói chung.Thân phận của người con gái trong xã hội xưa không được tự quyết định số phận, hạnh phúc của mình. Trong gia đình, họ phụ thuộc vào cha mẹ, đến lúc đã yên bề gia thất số phận của họ lại tiếp tục bị phụ thuộc vào người chồng. Cuộc đời chìm nổi với biết bao sóng gió. Họ là những người phụ nữ luôn mang trong mình tấm lòng trong trắng, tốt đẹp, dù gặp cảnh ngộ nào cũng vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thủy chung “mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Chữ “son” như một điểm sáng, nhãn tự trong bài, làm bừng sáng nét đẹp về nhân cách, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, sử dụng nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc, kết hợp linh hoạt các mô típ của văn học dân gian khiến cho bài thơ vừa giản dị, gần gũi vừa mang dáng dấp uyên bác, tài hoa. Tất cả những yếu tố đó đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm.Qua tác phẩm này ta có thể thấy Hồ Xuân Hương là người hết sức trân trọng và luôn ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ không chỉ ở phẩm chất mà ngay cả vẻ đẹp bề ngoài. Đồng thời lời thơ tha thiết cũng là tiếng nói cảm thông với số phận chìm nổi, bị lệ thuộc của người con gái. Bên cạnh bà còn lên án xã hội cũ đã đè nén, áp bức, tước bỏ quyền được lựa chọn cuộc sống, hạnh phúc của con người. Từ đó thầm nhắc cho chúng ta phải biết yêu thương và luôn tôn trọng người phụ nữ cũng như phê phán sự bất công giữa người với người trong một xã hội.