Bài tập 5: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.” (Ngữ văn 7- tập Một- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam) 1.Chỉ ra các từ đồng nghĩa, gần nghĩa và các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn? Hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật ấy?

2 câu trả lời

$#Mimy$

`+` Các từ đồng nghĩa, gần nghĩa : chuộng - trìu mến, thương - yêu, yêu - chuộng, chuộng - mê luyến

`-` Các biện pháp tu từ :

`+` Nhân hóa : non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió;

`+` Điệp ngữ : Thương ( được lặp lại nhiều lần ), cấm

`=>` Tác dụng : Sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn văn đã khiến cho người đọc cảm nhận được tình cảm của con người, của tác giả dành cho mùa xuân. Đó là sự yêu mến, mê luyến mùa xuân. Tất cả mọi người đều dành tình cảm đặc biệt cho vẻ đẹp, sự tuyệt diệu của mùa xuân

1.

- Các từ đồng nghĩa, gần nghĩa : chuộng , trìu mến , mê luyến

- Biện pháp tu từ : Liệt kê (đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân)

⇒ Tác dụng :

+ Làm cho câu văn trở nên sinh động , hấp dẫn , gợi hình , gợi cảm

+ Diễn tả đầy đủ lòng yêu mến mùa xuân là tình cảm tự nhiên .

Câu hỏi trong lớp Xem thêm