BÀI LUYỆN TẬP LẶNG LẼ SA PA Đọc đoạn trích trong truyện ngắn "“Lặng lẽ Sa Pa" của tác giả Nguyễn Thành Long và trả lời câu hỏi: Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: – Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2016) 1. " “Nghề này" mà nhân vật xưng “cháu" nhắc đến trong lời tâm sự của mình là nghề gì? Vì sao nhân vật " “cháu" lại cho rằng đó là công việc “gian khổ”" nhưng cất nó đi lại "“buồn đến chết mất"? 2. Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa". Trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” vì sao tác giả lại không đặt tên riêng cho nhân vật mà chỉ gọi họ là “anh thanh niên”, “cô kĩ sư” “ông họa sĩ” “bác lái xe”...? 3. Xét về mục đích nói, câu: “Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?" thuộc kiểu câu gì? Qua lời tâm sự đó, em thấy nhân vật có phẩm chất gì? 4. Phẩm chất nổi bật nhất của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn“Lặng lẽ Sa Pa" là tình yêu nghề, say mê với công việc. Dựa vào văn bản, em hãy viết một đoạn văn theo kiểu quy nạp khoảng 12 câu trình bày suy nghĩ của em về đặc điểm trên của nhân vật anh thanh niên. Trong đoạn văn có dùng một câu nghi vấn, một câu rút gọn ( gạch chân và chỉ rõ). 5. Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” viết về vẻ đẹp của những người lao động mới. Hãy kể tên một văn bản khác cũng viết về người lao động trong chương trình Ngữ văn 9 và cho biết tên tác giả.

1 câu trả lời

1. " “Nghề này" mà nhân vật xưng “cháu" nhắc đến trong lời tâm sự của mình là nghề gì? Vì sao nhân vật " “cháu" lại cho rằng đó là công việc “gian khổ”" nhưng cất nó đi lại "“buồn đến chết mất"?

- "Nghề này" là công việc khí tượng kiêm vật lí địa cầu

- Vì công việc của anh rất cô đơn, lạnh lẽo, thèm người và amh coi công việc của mình là người bạn duy nhất.

2. Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa". Trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” vì sao tác giả lại không đặt tên riêng cho nhân vật mà chỉ gọi họ là “anh thanh niên”, “cô kĩ sư” “ông họa sĩ” “bác lái xe”...?

- Hoàn cảnh sáng tác: 

+ Mùa hè năm 1970

+ Sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả, thời kì miền bắc tiến lên xây dựng CHXH và đấu tranh để giải phóng miền nam

3. Xét về mục đích nói, câu: “Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?" thuộc kiểu câu gì? Qua lời tâm sự đó, em thấy nhân vật có phẩm chất gì?

Câu nghi vấn

--> Anh coi công việc là người bạn không thể thiếu

5. Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” viết về vẻ đẹp của những người lao động mới. Hãy kể tên một văn bản khác cũng viết về người lao động trong chương trình Ngữ văn 9 và cho biết tên tác giả.

- Văn bản: Đoàn thuyền đánh cá

- Tác giả: Huy Cận

        $#huypk7$

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
1 lượt xem
2 đáp án
22 giờ trước