Bài 4 các nước Đông Nam Á (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX) 4.Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia * nguyên nhân Campuchia xâm lược * phong trào đấu tranh của nhân dân Campuchia 5.Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỷ 20 * nguyên nhân Lào xâm lược * phong trào đấu tranh Giúp mik đc ko cảm ơn nhìu Mik cần gấp tuần sau mik kt rồi
1 câu trả lời
VI. phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Campuchia
* Bối cảnh Campuchia giữa thế kỉ XIX.
- Trước khi bị Pháp xâm lược triều đình phong kiến Nô-rô-đôm suy yếu phải thần phục Thái Lan.
- Năm 1863 Campuchia chấp nhận sự bảo hộ của Pháp –> năm 1884 Pháp gạt Xiêm, biến Campuchia thành thuộc địa của Pháp.
- Ách thống trị của Pháp làm cho nhân dân Cam-pu-chia bất bình vùng dậy đấu tranh.
* Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Cam-pu-chia.
- Khởi nghĩa Si-vô-tha (1861 – 1892) tấn công U-đong và Phnôm Pênh, kết quả thất bại
- Khởi nghĩa A-chaXoa (1863 – 1866) ở các tỉnh giáp biên giới Việt Nam nhân dân, Châu Đốc (Hà Tiên) ủng hộ A-cha-xoa chống Pháp, kết quả thất bại.
- Khởi nghĩa Pu côm-bô (1866 - 1867), lập căn cứ ở Tây Ninh (Việt Nam) sau đó tấn công về Cam-pu-chia kiểm soát Pa-man tấn công U-đong, kết quả thất bại
V. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX
Khởi nghĩa Pha-ca-đuốc (1901 – 1903) ở Xa-va-na-khet, Đường Biên giới Việt – Lào, thất bại
- Khởi nghĩa Ong Kẹo và Com-ma-đam (1901 – 1937) cao nguyên Bô-lô-ven, thất bại
- Khởi nghĩa Châu Pa-chay (1918 - 1922), Bắc Lào, Tây Bắc Việt Nam, thất bại
* Nhận xét:
- Phong trào đấu tranh của nhân dân Lào và Cam-pu-chia cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng còn mang tính tự phát.
- Hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.
- Lãnh đạo là các sĩ phu yêu nước và nông dân.
- Kết quả: Các cuộc đấu tranh đều thất bại do tự phát thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức vững vàng.
- Thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương.
VI. Xiêm (Thái Lan) giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
* Bối cảnh lịch sử
- Năm 1752 triều đại Ra-ma được thiết lập, theo đuổi chính sách đóng cửa
- Giữa thế kỉ XIX đứng trước sự de dọa xâm lược của phương Tây, Ra-ma IV (Mông-kút ở ngôi từ 1851 – 1868) đã thực hiện mở cửa buôn bán với nước ngoài.
-Ra-ma V đã thực hiện nhiều chính sách cải cách.
*Nội dung cải cách
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: nhà nước giảm nhẹ thế ruộng, xóa bỏ chế độ lao dịch.
+ Công thương nghiệp:
Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, ngân hàng.
- Chính trị:
+ Cải cách theo khuôn mẫu phương Tây.
+ Đứng đầu nhà nước vẫn là vua.
+ Giúp việc có hội đồng nhà nước (nghị viện).
+ Chính phủ có 12 bộ trưởng.
- Quân đội, tòa án, trường học được cải cách theo khuôn mẫu phương Tây.
- Về xã hội: xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ —> giải phóng người lao động
- Đối ngoại:
+ Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo: “ngoại giao ngọn tre”.
+ Lợi dụng vị trí nước đệm.
+ Lợi dụng mâu thuẫn giữa 2 thế lực Anh và Pháp => lựa chiều có lợi để giữ chủ quyền đất nước.
* Tính chất: Cải cách mang tính chất cách mạng tư sản không triệt để.