Bài 1. Hai điện trở R1= 6, R2 = 9được mắc nối tiếp. Tính HĐT hai đầu mỗi điện trở và hai đầu đoạn mạch biết CĐDĐ trong mạch bằng 0,25A. Bài 2. Một điện trở R = 10 được mắc giữa hai điểm A-B có HĐT 12V. a. Tính CĐDĐ chạy qua điện trở đó. b. Mắc thêm điện trở r nối tiếp R thì CĐDĐ giảm 0,4A. Hỏi r bằng bao nhiêu? Bài 3. Ba điện trở R1= 4, R2 = 1, R3 = 5 được mắc nối tiếp vào hai điểm A-B có HĐT 12V. a. Tính Rtđ của đoạn mạch. b. Tính CĐDĐ qua mỗi điện trở c. Tính HĐT hai đầu mỗi điện trở. Giúp em với mn ới 🥺❤
1 câu trả lời
Bài 1:
Vì R1 nt R2 nên
I = I1 = I2 = 0,25A
U = U1 + U2
Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở là:
U1 = I1 . R1 = 0,25 . 6 = 1,5 (V)
U2 = I2 . R2 = 0,25 . 9 = 2,25 (V)
Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là:
U = U1 + U2 = 1,5 + 2,25 = 3,75 (V)
Đáp số: U = 3,75V; U1 = 1,5V; U2 = 2,25V
Bài 2:
a. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R là:
I = U/R = 12/10 = 1,2 (A)
b. Cường độ dòng điện chạy qua mạch sau khi mắc điện trở r là:
I' = I - 0,4 = 1,2 - 0,4 = 0,8 (A)
Vì r nt R nên
$I_{r}$ = $I_{R}$ = I’ = 0,8A
U = $U_{r}$ + $U_{R}$ = 12V
Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R là:
$U_{R}$ = $I_{R}$ . R = 0,8 . 10 = 8 (V)
Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở r là:
$U_{r}$ = U - $U_{R}$ = 12 - 8 = 4 (V)
Giá trị của điện trở r là:
r = $U_{r}$/$I_{r}$ = 4/0,8 = 5 (ôm)
Đáp số: a) I = 1,2A; b) r = 5 ôm
Bài 3:
a. Điện trở tương đương của mạch là:
Rtđ = R1 + R2 + R3 = 4 + 1 + 5 = 10 (ôm)
b. Cường độ dòng điện chạy qua mạch là:
I = U/Rtđ = 12/10 = 1,2 (A)
Vì R1 nt R2 nt R3 nên I = I1 = I2 = I3 = 1,2A
c. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở là:
U1 = I1 . R1 = 1,2 . 4 = 4,8 (V)
U2 = I2 . R2 = 1,2 . 1 = 1,2 (V)
U3 = I3 . R3 = 1,2 . 5 = 6 (V)
Đáp số: a) Rtđ = 10 (ôm); b) I1 = I2 = I3 = 1,2A; c) U1 = 4,8V; U2 = 1,2V; U3 = 6V