Bài 1: Cho điện trở R1 = 18Ω a) Khi mắc điện trở này vào hiệu điện thế U1 = 3,6V thì cường độ dòng điện chạy qua nó có cường độ I1 bằng bao nhiêu? b) Muốn cường độ dòng điện chạy qua điện trở tăng thêm 0,1A so với trường hợp trên thì hiệu điện thế U2 đặt vào hai đầu điện trở khi đó là bao nhiêu? c) Giữ nguyên hiệu điện thế như câu a, muốn cường độ dòng điện là I3 = 0,4A thì phải thay thế R1 bằng một điện trở R2 có giá trị bằng bao nhiêu?

2 câu trả lời

a. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1 là:

I1 = U1/R1 = 3,6/18 = 0,2 (A)

b. Cường độ chạy qua điện trở R1 sau khi tăng là:

I2 = I1 + 0,1 = 0,2 + 0,1 = 0,3 (A)

Vì cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế nên:

$\frac{U1}{U2}$ = $\frac{I1}{I2}$

Hiệu điện thế giữa hai đầu R1 lúc này là:

U2 = $\frac{U1.I2}{I1}$ = $\frac{3,6.0,3}{0,2}$ = 5,4 (V)

c. Theo đề ta có U3 = U1 = 3,6V
Giá trị của điện trở R3 là:

R2 = U3/I3 = U1/I3 = 3,6/0,4 = 9 (ôm)

Đáp số: a) I1 = 0,2A; b) U2 = 5,4V; c) R2 = 9 ôm

Đáp án+Giải thích các bước giải:

Tóm tắt

`R_1=18\Omega`

a) `U_1=3,6V`

     `I_1=?`

b)`I_2=I_1+0,1A`

   `U_2=?`

c)`U_3=3,6V`

   `I_3=0,4A`

   `R_2=?`

______________________________________

Giải

a)

Ta có: `I_1=U_1/R_1=(3,6)/18=0,2(A)`

b)

Ta có: ` I_2=I_1+0,1=0,2+0,1=0,3(A)`

Mà `U_1/I_1=U_2/I_2`

Hay `(3,6)/(0,2)=U_2/(0,3)`

`=>U_2=(0,3.3,6)/(0,2)=5,4(V)`

c)

Ta có: `R_2=U_3/I_3=(3,6)/(0,4)=9(\Omega)`

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm