"Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh." (Trích Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng) b. Câu văn “Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, ...” sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp đó.

2 câu trả lời

` # Chớp# ` 

`=>` Biện phap tu từ : So sánh 

`@` Hình ảnh so sánh : 

`=>` Nhựa sống trong người căng lên - máu căng lên trong lộc của loài nai- mầm non cây cối 

`@` Tác dụng : 

`=>` Làm cho câu văn thêm sinh động, lôi cuốn người đọc, người nghe 

`=>` Nhấn mạnh sứ lan tỏa của mùa xuân trong không khí thiên nhiên

`=>` Nâng cao giá trị của đoạn văn

b,

- Câu văn “Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, ...” sử dụng biện pháp tu từ: so sánh ( "nhựa sống trong người căng lên - máu căng lên trong lộc của loài nai, mầm non của cây cối")

- Tác dụng:

+ tăng sức gợi hình, gợi cảm

+ cho thấy sức sống, sự lan tỏa mãnh liệt của mùa xuân không chỉ ở trong lòng con người mà còn ở cả động vật và thiên nhiên