a) Phát biểu nội dung định luật Jun - Len xơ. Viết hệ thức của định luật, giải thích kí hiệu và nêu đơn vị của từng đại lượng trong hệ thức. b) Khi mắc nối tiếp hai điện trở R1 và R2 vào hiệu điện thế 24V thì dòng điện qua chúng có cường độ I = 0,6A. Nếu mắc song song hai điện trở này vào hiệu điện thế 12V thì dòng điện trong mạch chính có cường độ I’ = 1,6A. Tính R1 và R2?
2 câu trả lời
Đáp án:
a) Nội dung định luật Jun - Len - xơ: Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua: $Q=I^2Rt$
Trong đó:
`Q` là nhiệt lượng tỏa ra từ vật dẫn `(J)`
`I` là cường độ dòng điện `(A)`
`R` là điện trở `(\Omega)`
`t` là thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn `(s)`
b) Khi mắc nối tiếp $R_1$ và $R_2$:
$R_1+R_2=R_{tđ}=\dfrac{U}{I}=\dfrac{24}{0,6}=40\ (\Omega) (*)$
Khi mắc song song $R_1$ và $R_2$:
$R'_{tđ}=\dfrac{U'}{I'}=\dfrac{12}{1,6}=7,5\ (\Omega)$
$\dfrac{1}{R'_{tđ}}=\dfrac{1}{R_1}+\dfrac{1}{R_2}=\dfrac{1}{7,5}\ (\Omega) (**)$
Từ $(*)$ và $(**)$, ta có hệ phương trình:
$\begin{cases}R_1+R_2=40\\\dfrac{1}{R_1}+\dfrac{1}{R_2}=\dfrac{1}{7,5} \end{cases}$
$\Leftrightarrow\begin{cases}R_1=40-R_2\\\dfrac{1}{40-R_2}+\dfrac{1}{R_2}=\dfrac{1}{7,5} \end{cases}$
$\Leftrightarrow\begin{cases}R_1=40-R_2\\\dfrac{40}{R_2(40-R_2)}=\dfrac{1}{7,5} \end{cases}$
$\Leftrightarrow\begin{cases}R_1=40-R_2\\-R_2^2+40R_2-300=0 \end{cases}$
$\Leftrightarrow\begin{cases}R_1=40-R_2\\R_2=\dfrac{40\pm\sqrt{(-40)^2-4.1.(-300)}}{2.1} \end{cases}$
$\Leftrightarrow\begin{cases}R_1=40-R_2\\\left[ \begin{array}{l}R_2=30\\R_2=10\end{array} \right.\end{cases}$
$\Leftrightarrow\begin{cases}\left[ \begin{array}{l}R_2=30\\R_1=10\end{array} \right.\\\left[ \begin{array}{l}R_2=10\\R_1=30\end{array} \right.\end{cases}$
a) Định luật: Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
Công thức: Q = I2.R.t
trong đó: Q là nhiệt lượng (J)
I là cường độ dòng điện (A)
R là điện trở(Ω)
t là thời gian (s)
b)TH1 mắc nối tiếp
Rtđ=UI=240,6=40UI=240,6=40
R1+R2=40 => R1=40-R2 (1)
TH2 mắc song song
Rtđ=UI=243,2=7,5UI=243,2=7,5
Rtđ=R1.R2R1+R2=7,5R1.R2R1+R2=7,5(2)
thay (1) vào (2) ta có
(40−R2).R2(40−R2)+R2=7,5(40−R2).R2(40−R2)+R2=7,5
40R2−R22=30040R2−R22=300
giải p.trình => R1=30, R2=10