a)Người già đeo thấu kính hội tụ có tiêu cự 60 cm thì nhìn rõ vật cách mắt 30 cm. Hỏi khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ vật cách mắt bao nhiêu? b) Một người chỉ nhìn rõ vật cách mắt 60 cm trở ra. Mắt người này bị tật gì? Để khắc phục tật này, người đó cần đeo thấu kính phân kì hay thấu kính hội tụ? Tại sao?
2 câu trả lời
Đáp án:
a,. Khi không mang kính người ấy sẽ nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 60 cm.
Giải thích : Vẽ hình sự tạo ảnh của vật AB qua thấu kính hội tụ thể hiện:
+ đúng các khoảng cách từ vật và ảnh đến thấu kính
+ đúng tính chất của ảnh ( ảo )
+ đúng các tia sáng ( nét kiền có hướng ) và đường kéo dài các tia sáng ( nét đứt không có hướng )
Dựa vào hình vẽ, dùng công thức tam giác đồng dạng tính được khoảng cách từ ảnh A’B’ đến thấu kính bằng 60 cm.
b,
Người này bị tật cận thị.
Để khắc phục tật này phải đeo thấu kính phân kỳ có tiêu cự là f = 60cm.
Giải thích: Thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh nằm trong khoảng tiêu cự nên nằm trong vùng nhìn thấy của mắt, do đó mắt vẫn nhìn được.
- Hai biện pháp hạn chế tật về mắt:
+ Luôn nhìn, đọc đúng tư thế và đúng cự li đến măt.
+ Luôn có đủ ánh sáng trong học tập.
Đáp án:
a. 42,86cm
b. Viễn thị. Thấu kính hội tụ
Giải thích các bước giải:
a. Ta có:
\[\frac{1}{f} = \frac{1}{d} - \frac{1}{{d'}} \Leftrightarrow \frac{1}{{60}} = \frac{1}{{25}} - \frac{1}{{d'}} \Rightarrow d' = 42,86cm\]
Vậy khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ vật cách mắt 42,86cm
b. Người này bị viễn thị và cần đeo thấu kính hội tụ để chữa. Đeo thấu kính hội tụ là để đưa các vật gần mắt ra xa tại điểm cực cận của mắt để nhìn thấy rõ.