a) Nêu 4 loại hình Nghệ thuật truyền thống của dân tộc b) Minh rủ Bình đi xem múa rối nước .Bình nói đó là thứ dành cho trẻ em xem.Em có ý kiến gì về suy nghĩ của bạn Bình
2 câu trả lời
Bài 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ
- Nêu một ví dụ, có thể là: Một người cán bộ lãnh đạo biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến phê bình của cán bộ cấp dưới để cải tiến công tác lãnh đạo được tốt hơn; một học sinh không vì cảm tình riêng mà bỏ qua hoặc che dấu khuyết điểm cho bạn; một người dân hiến đất của gia đình để xây trường học cho trẻ em; ...
Có ý kiến cho rằng chỉ người lớn, nhất là những người có chức có quyền mới phải rèn luyện phẩm chất chí công vô tư, học sinh còn nhỏ không có điều kiện để rèn luyện phẩm chất đó. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
Không tán thành ý kiến đó, vì phẩm chất chí công vô tư thể hiện trong cuộc sống hằng ngày và ai cũng phải rèn luyện và thực hiện. Học sinh có thể thực hiện như: tích cực tham gia các hoạt động của tập thể, không bao che cho những việc làm sai trái, bảo vệ lẽ phải, công bằng khi nhận xét, đánh giá người khác ....
1. Thế nào là chí công vô tư ?
Là phẩm chất đạo đức của con người ,thể hiện ở sự công bằng, không hiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải,xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
2. Ýnghĩa của phẩm chất chí công vô tư:
Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và xã hội ,góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ ,văn minh; được mọi người tin cậy, quý trọng
3.Rèn luyện chí công vô tư như thế nào?
- Ủng hộ, quí trọng người có đức tính chí công vô tư.
- Phê phán hành động không chí công vô tư.
Bài 2: TỰ CHỦ
Chủ nhật, Hằng được mẹ cho đi chơi phố. Qua các cửa hiệu có nhiều quần áo mới đúng mốt, bộ nào Hằng cũng thích. Em đòi mẹ mua hết bộ này đến bộ khác làm mẹ rất bực mình. Buổi đi chơi phố mất vui.
Em hãy nhận xét việc làm của Hằng. Em sẽ khuyên Hằng như thế nào?
* Gợi ý:
- Việc làm của Hằng biểu hiện là người không có tính tự chủ; Hằng đòi mẹ mua hết bộ này đến bộ khác thể hiện sự ham muốn quá mức, làm mẹ bực mình, ….
- Em sẽ khuyên Hằng nên biết kiềm chế và có thể xin ý kiến của mẹ chỉ mua 1 bộ nếu mẹ đồng ý.
Có ý kiến cho rằng người có tính tự chủ phải là người luôn luôn hành động theo ý mình, không cần quan tâm đến hoàn cảnh và mọi người xung quanh. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
- Không tán thành ý kiến đó.
- Giải thích: Người biết tự chủ cần phải quan tâm đến hoàn cảnh và mọi người xung quanh mình vì:
+ Tự chủ không có nghĩa là sống một cách đơn độc, khép kín, mà vẫn cần giao tiếp và hoạt động.
+ Người biết tự chủ là người phải luôn biết biết lắng nghe ý kiến của mọi người để tự điều chỉnh thái độ, hành vi của mình theo hướng đúng đắn.
1. Thế nào là tự chủ?
Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của mình.
2. Ý nghĩa của tính tự chủ:
-Tự chủ là 1 đức tính quí giá.
-Có tính tự chủ con người sống đúng đắn, cư xử có đạo đức,có văn hoá.
-Tính tự chủ giúp con người vượt qua khó khăn,thử thách và cám dỗ.
3. Rèn luyện tính tự chủ như thế nào?
- Suy nghĩ kĩ trước khi nói và hành động.
- Sau mỗi việc làm, cần xem xét thái độ, lời nói, hành động, việc làm của mình đúng hay sai.
- Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa.
* Biểu hiện của người có tính tự chủ: biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống; không nao núng, hoang mang khi khó khăn; không bị ngả nghiêng, lôi kéo trước những áp lực tiêu cực; biết tự ra quyết định cho mình,...
Bài 3: DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT
Hãy phân tích và chứng minh nhận định: “ Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể”?
- D©n chñ ®Ó mäi ngêi thÓ hiÖn vµ ph¸t huy ®îc sù ®ãng gãp cña m×nh vµo nh÷ng c«ng viÖc chung, kØ luËt lµ ®iÒu kiÖn ®¶m b¶o cho d©n chñ thùc hiÖn cã hiÖu qu¶.
- V× vËy thùc hiÖn tèt d©n chñ vµ kØ luËt sÏ gãp phÇn t¹o ra sù thèng nhÊt cao vÒ ý chÝ, nhËn thøc vµ hµnh ®éng cña mäi ngêi, t¹o c¬ héi cho mäi ngêi ph¸t triÓn, x©y dùng ®îc quan hÖ x· héi tèt ®Ñp vµ n©ng cao hiÖu qu¶ chÊt lîng lao ®éng, tæ chøc tèt c¸c ho¹t ®éng x· héi.
- Ph¸t huy d©n chñ vµ kØ luËt lµ khai th¸c cã hiÖu qu¶ tiÒm n¨ng cña mäi ngêi, t¹o ra sù thèng nhÊt trong hµnh ®éng nh»m ®¹t hiÖu qu¶ cao trong c«ng viÖc, v× vËy d©n chñ vµ kØ luËt lµ søc m¹nh cña tËp thÓ.
Theo em, học sinh cần phải làm gì để thực hiện tốt quyền làm chủ của mình và để rèn luyện tính kỉ luật ?
Để thực hiện tốt quyền làm chủ của mình và để rèn luyện tính kỉ luật, học sinh cần tham gia xây dựng nội quy trường lớp; tham gia ý kiến về các hoạt động của tập thể; thực hiện tốt nội quy của nhà trường, Điều lệ của Đội, của Đoàn; tôn trọng và thực hiện các quy định của cộng đồng nơi ở; …
Theo em, vì sao dân chủ phải đi đôi với kỷ luật ?
Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ :
- Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của các thành viên trong một tập thể.
- Tạo điều kiện để xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, lao động, hoạt động xã hội.
1. Khái niệm:
a/ Dân chủ: Là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước.
b/ Kỉ luật: Là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội (nhà nước, cơ sở sản xuất, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc.
2. Mối quan hệ:
Dân chủ tạo cơ hội để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.
3. Ý nghĩa:
Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người, tạo cơ hội cho mọi người phát triển, xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội.
4. Rèn luyện:
Mọi người cần tự giác chấp hành kỉ luật. Cán bộ lãnh đạo và các tổ chức xã hội phải có trách nhiệm tạo điều kiện để mọi người được phát huy dân chủ.
Bài 4: BẢO VỆ HÒA BÌNH
* Một số biểu hiện như : Biết lắng nghe, biết đặt mình vào vào địa vị của người khác để hiểu và thông cảm với họ; biết thừa nhận những điểm khác với mình; biết dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn ; biết học hỏi những tinh hoa, những điểm mạnh của những người khác ; sống hoà đồng với mọi người, không phân biệt đối xử, kì thị người khác ; biết tôn trọng các dân tộc khác, các nền văn hoá khác ;...
Theo em, học sinh có thể làm gì để đóng góp vào cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh ?
Nêu một số việc làm, ví dụ như : giao lưu với thanh, thiếu nhi quốc tế ; mít tinh, viết thư, gửi quà ủng hộ nhân dân, trẻ em những vùng bị ảnh hưởng của chiến tranh ; tham gia vẽ tranh, hát, đi bộ vì hoà bình ; tham gia diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam với hoà bình,...
1. Khái niệm:
a) Hòa bình: là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia – dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại.
b) Bảo vệ hòa bình: là gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên ; dùng thương lượng, đàn phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia ; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
2. Vì sao cần bảo vệ hòa bình ?
- Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người; còn chiến tranh chỉ mang lại đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em thất học, gia đình li tán.
- Hiện nay, chiến tranh, xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và là nguy cơ đối với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới.
3. Trách nhiệm của công dân.
- Bảo vệ hoà bình
- Ngăn chặn chiến tranh
4. Trách nhiệm của học sinh.
- Không gây gổ đánh nhau.
- Xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiện trong lớp, trong trường.
- Sống chan hoà với mọi người.
Bài 5: TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI
Theo em, học sinh cần phải làm gì để thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với nhân dân và học sinh các nước khác ?
- Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc trong các tình huống như có khách nước ngoài đến thăm trường; khi giao lưu với các bạn học sinh quốc tế; khi có người nước ngoài đến làm việc tại địa phương; khi có khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu; ...
- Tích cực tham gia các hoạt động hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức, như : Mít tinh ủng hộ, bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với nhân dân và trẻ em các vùng bị chiến tranh tàn phá, quyên góp ủng hộ nhân dân và trẻ em vùng bị thiên tai, các hoạt động giao lưu khác, ...
1. Khái niệm:
- Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
2. Ý nghĩa:
- Tạo cơ hội cho các nước hợp tác phát triển về :Kinh tế, văn hóa, y tế, khoa học kĩ thuật…
- Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh mâu thuẫn-chiến tranh.
3. Chính sách của Đảng và Nhà nước: Đảng và nhà nước luôn thực hiện chính sách đối ngoại HB, hữu nghị với các dân tộc, các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Chính quan hệ hữu nghị đó đã làm cho thế giới hiểu rõ hơn về đất nước, con người, công cuộc đổi mới của VN, về đường lối, chính sách của đảng và Nhà nước ta; từ đó chúng ta tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của TG đối với VN.
4. Nhiệm vụ của học sinh: Cần có trách nhiệm phải thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài bằng thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng, thân thiệt trong cuộc sống hằng ngày.
Bài 6: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN
- Ví dụ : Nước ta hợp tác với Liên bang Nga trong khai thác dầu khí, hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, ...
Em hãy nêu tên một số tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Một số tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên như : Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức Y tế thế giới (WTO), Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), ...
Theo em, để có khả năng hợp tác có hiệu quả, học sinh cần rèn luyện như thế nào ?
Để có khả năng hợp tác có hiệu quả, học sinh cần :
- Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với khả năng của bản thân như bảo vệ môi trường, tuyên truyền chính sách dân số, tuyên truyền phòng, chống HIV/DIDS và các dịch bệnh, ...
- Ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác quốc tế; tích cực vận động gia đình, bạn bè thực hiện chính sách; phê phán những hành vi, việc làm đi ngược lại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Có ý kiến cho rằng học sinh không nên hợp tác với nhau trong học tập, vì như vậy sẽ làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mỗi cá nhân. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?
Không đồng ý với ý kiến đó vì hợp tác trong học tập theo đúng nghĩa là phải trên cơ sở có sự nỗ lực cá nhân, mỗi người phải có sự chuẩn bị và có ý kiến riêng của mình để tham gia vào hoạt động học tập chung của nhóm. Vì vậy, hợp tác trong học tập không làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mỗi cá nhân, trái lại qua học tập hợp tác, các ý kiến được bổ sung sẽ trở nên phong phú, giúp mỗi cá nhân học tập được nhiều hơn, tốt hơn.
1.Khái niệm về hợp tác:
- Là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
* Nguyên tắc: Bình đẳng, hai bên cùng có lợi, không xâm hại đến lợi ích của nhau.
2. Ý nghĩa hợp tác cùng phát triển:
Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu (bảo vệ môi trường, hạn chế bùng nổ dân số, khắc phục tình trạng đói nghèo , phòng ngừa và đẩy ngừa những bệnh hiểm nghèo,…) mà không một quốc gia, dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết, thì sự hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu.
3. Chính sách của Đảng ta:
Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng việc tăng cường hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa , các nước trong khu vực và trên thế giới theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau , không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau , không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực ; bình đẳng và cùng có lợi ; giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hoà bình ; phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép , áp đặt và cường quyền . nước ta đã và đang tham gia hợp tác có hiệu quả với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế trên nhiều lĩnh vực : kinh tế , văn hoá , giáo dục , y tế ,…
4. Trách nhiệm của học sinh:
Luôn rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè, mọi người xung quanh trong học tập, lao động, hoạt động tập thể và xã hội.
* Vì sao nói hợp tác là một vấn đề mang tính tất yếu : Vì trên thế giới hiện nay đang nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẽ nào có thể tự giải quyết : Ô nhiễm môi trường ,chiến tranh khủng bố, đại dịch AIDS, đói nghèo ,muốn giải quyết những vấn đề đó phải có sự phối hợp giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.Hợp tác còn mang lại thời cơ để các quốc gia liên quan phát triển những mặt mạnh và hạn chế những tồn tại ,yếu kém.
Bài 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC
Em hãy kể tên một số truyền thống của dân tộc Việt Nam về đạo đức, về nghệ thuật, về nghề nghiệp mà em biết.
Một số truyền thống của dân tộc Việt Nam về đạo đức, về nghệ thuật, về nghề nghiệp. Ví dụ :
- Truyền thống về đạo đức : Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, tôn sư trọng đạo, ...
- Truyền thống về nghệ thuật : Múa rối nước, nghệ thuật Ca trù, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, tranh Đông Hồ, nghệ thuật Chèo, các làn điệu dân ca của mọi miền đất nước, ...
- Truyền thống về nghề nghiệp : Nghề đúc đồng, dệt lụa, mây tre đan, đồ gốm mĩ nghệ, ...
Hiện nay, đa số các bạn trẻ không thích các loại hình nghệ thuật dân tộc như tuồng, chèo, dân ca ....
- Hãy nêu suy nghĩ của em trước biểu hiện đó.
- Theo em, tuổi trẻ cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc?
Yêu cầu nêu được:
- Suy nghĩ của bản thân : Đó là biểu hiện không đúng đắn, vì nghệ thuật dân tộc cũng có nhiều giá trị nghệ thuật phong phú, độc đáo, được bạn bè các nước ưu chuộng, ca ngợi. Sở dĩ các bạn không thấy được cái hay, cái đẹp của nghệ thuật dân tộc là vì không chịu tìm hiểu, không hiểu được giá trị của nó.
- Để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc, giới trẻ cần tự hào và trân trọng các giá trị nghệ thuật truyền thống, phải quan tâm tìm hiểu, học tập để tiếp nối, phát triển, không để các truyền thống đó bị mai một đi.
An thường tâm sự với các bạn: “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu?”. Em có đồng ý với An không? Vì sao?
1. Khái niệm:
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách cư sử tốt đẹp…) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2. Một số truyền thống:
Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào như yêu nước, bất khuất chống giặc ngoai xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sự trọng đạo, hiếu thảo…; các truyền thống về văn hóa (các tập quán tốt đẹp và cách ứng sử mang bản sắc văn hóa Việt Nam), về nghệ thuật (nghệ thuật tuồng chèo, các làn điệu dân ca…).
3. Ý nghĩa:
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.
4. Trách nhiệm:
Chúng ta cần tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.
* Giải BTTH: Kh«ng ®ång ý víi ý kiÕn cña An v×:
- §óng lµ níc ta cßn l¹c hËu vÒ kinh tÕ,KHKT nhng d©n téc ta cã rÊt nhiÒu truyÒn thèng tèt ®Ñp ®¸ng tù hµo. §ã lµ c¸c truyÒn thèng vÒ lao ®éng s¶n xuÊt, vÒ ®¹o ®øc (hiÕu th¶o, yªu níc, bÊt khuÊt chèng giÆc ngo¹i x©m, hiÕu häc, t«n s träng ®¹o, nh©n nghÜa...), vÒ v¨n hãa (c¸c tËp qu¸n vµ c¸ch øng xö mang b¶n s¾c v¨n hãa ViÖt Nam), vÒ nghÖ thuËt (tranh d©n gian lµng Hå, nghÖ thuËt tuång, chÌo, c¸c lµn ®iÖu d©n ca,....)
- C¸c truyÒn thèng kh«ng bao giê lµ l¹c hËu.
- ThÕ giíi ®¸nh gi¸ rÊt cao b¶n s¾c v¨n hãa riªng cña mçi d©n téc nªn b¶n th©n mçi ngêi d©n VN ph¶i cã ý thøc t«n träng vµ t×m hiÓu c¸c truyÒn thèng cña d©n téc, gióp b¹n bÌ thÕ giíi biÕt ®Õn vµ c¶m nhËn ®îc gi¸ trÞ tèt ®Ñp vµ gãp phÇn tÝch cùc vµo qu¸ tr×nh ph¸t triÓn cña mçi d©n téc vµ mçi c¸ nh©n.
- BÀI TẬP TÌNH HUỐNG:
Câu 1. Lan và Hoà là đôi bạn thân. Hôm nay Lan là cờ đỏ, Lan đi kiểm tra sự chuẩn bị bài tập của các bạn. Hoà làm thiếu bài tập, nhưng Lan lại báo cáo với lớp là Hoà làm bài đủ.
Em hãy nhận xét hành vi của Lan.
Nếu là Lan, em sẽ cư xử như thế nào?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 1.
- Hành vi của Lan là thiếu trung thực và không chí công vô tư vì chỉ xuất phát từ tình cảm riêng, không vì lợi ích chung của cả lớp. Việc làm đó là thiên vị, không công bằng, không tôn trọng lẽ phải.
- Nêu cách ứng xử: Nếu ở địa vị Lan, em sẽ báo cáo trung thực về thiếu sót của Hoà và sau đó sẽ gặp Hoà để tìm hiểu nguyên nhân, giải thích lý do vì sao em phải báo cáo đúng sự thật để Hoà hiểu và thông cảm, góp ý và động viên Hoà cố gắng sửa chữa thiếu sót.
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI :
Câu 2. Linh là học sinh lớp 9. Linh đang học bài ở nhà thì Tuấn đến rủ Linh đi chơi điện tử ăn tiền. Nếu là Linh, trong trường hợp đó, em sẽ làm gì? Vì sao em làm như vậy?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 2.
- Nêu cách ứng xử của bản thân: Kiên quyết và khéo léo từ chối không đi chơi điện tử ăn tiền, khuyên Tuấn không chơi điện tử ăn tiền và rủ Tuấn cùng học bài.
- Giải thích lí do : Chơi điện tử ăn tiền là một hình thức cờ bạc, là tệ nạn xã hội, bị pháp luật nghiêm cấm.
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI :
Câu 3. Duy là một học sinh hay gây gổ đánh nhau, cãi nhau với các bạn trong lớp, trong trường. Em hãy nhận xét hành vi của Duy. Em sẽ góp ý cho Duy như thế nào?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 3.
- Nhận xét hành vi của Duy: Hành vi của Duy không thể hiện lòng yêu hoà bình, vì người yêu hoà bình phải biết tôn trọng người khác, sống thân ái với mọi người. Ngoài ra, Duy còn vi phạm đạo đức, cư xử thiếu nhân ái và khoan dung đối với bạn bè.
- Góp ý cho Duy:
- Nên gần gũi, lắng nghe để hiểu và thông cảm với bạn bè và được bạn bè thông cảm hơn.
- Không dùng vũ lực để ép buộc bạn bè theo ý mình.
- Không nên nóng nảy mà phải biết tự kiềm chế, làm chủ bản thân trong mọi tình huống quan hệ và giao tiếp.
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI :
Câu 4. Hôm đó, ở trường THCS thành phố H. xảy ra một sự việc đáng buồn. Mấy bạn nữ lớp 9B đánh hội đồng bạn T chỉ vì lí do “trông thấy ghét”. Đáng buồn hơn nữa là một số bạn chứng kiến cảnh đó chỉ đứng xem, không ai can ngăn hay có ý kiến gì.
- Em có tán thành những hành vi trên không ? Vì sao ?
- Nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ có thái độ như thế nào và sẽ làm gì ?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 4.
- Không tán thành những hành vi trên vì những hành vi đó thể hiện không biết sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày, thể hiện sự thiếu tôn trọng, kì thị với người khác, dùng vũ lực với bạn bè, thờ ơ trước hành vi sai trái.
- Nếu chứng kiến sự việc, em sẽ không đứng ngoài xem, tỏ thái độ phản đối hành vi đánh bạn, can ngăn các bạn không đánh bạn T. Nếu không can ngăn được thì báo cho những người có trách nhiệm biết để kịp thời ngăn chặn.
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI :
Câu 5. Trường của Thanh tổ chức viết thư giao lưu với các bạn học sinh nước ngoài, nhưng Thanh không tham gia. Các bạn trong tổ hỏi vì sao không tham gia thì Thanh nói nhiệm vụ chính của học sinh là học tập, việc viết thư là không cần thiết, làm mất thời gian, ảnh hưởng đến học tập.
- Em có tán thành suy nghĩ của Thanh không ? Vì sao ?
- Bản thân em suy nghĩ và đã thực hiện việc này như thế nào ?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 5.
- Không tán thành suy nghĩ của Thanh vì việc viết thư giao lưu với các bạn học sinh nước ngoài là thể hiện tình hữu nghị, qua đó nâng cao hiểu biết về các dân tộc và học hỏi được nhiều điều bổ ích.
- Trình bày suy nghĩ và việc làm của bản thân trong việc tham gia các hoạt động hữu nghị do nhà trưởng tổ chức.
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI :
Câu 6. Thắng và Dũng đang đi trên đường thì thấy có 2 người khách nước ngoài đang lúng túng, lưỡng lự giữa ngã tư, tay giở bản đồ ra xem, chắc là họ đang tìm đường. Thấy các bạn, họ tỏ vẻ vui mừng vẫy các bạn lại gần. Thắng định đến giúp họ thì Dũng kéo Thắng đi và nói : “Bọn Tây ba lô lang thang này cậu quan tâm làm gì, kệ họ”.
Em hãy nhận xét hành vi của Dũng.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 6. Hành vi của Dũng thể hiện thái độ thiếu tôn trọng, không thân thiện với người nước ngoài, không giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn.
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI :
Câu 7. Trong giờ kiểm tra Toán ở lớp, Hoà và Dũng thoả thuận hợp tác với nhau để làm bài được nhanh : Hoà làm một số bài, Dũng làm một số bài, sau đó trao đổi cho nhau để chép vào bài làm.
Theo em, việc làm của Hoà và Dũng có phải là sự hợp tác đúng đắn không ? Vì sao ?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 7. Việc làm của Hòa và Dũng không phải là sự hợp tác đúng đắn vì :
- Các bạn đã vi phạm nội quy học tập, thiếu trung thực trong khi làm bài kiểm tra.
- Việc làm đó không đem lại sự phát triển, tiến bộ cho 2 bạn, mà sẽ làm các bạn ngày càng lười học và học kém đi.
HẾT !!!
--------------------------------------------------------------------------
A: - chèo
- đờn ca tài tử
-tuồng
- dân ca khoan họ bắc ninh
B ; em không án thành với ý kiến của bạn bình vì rối nước là một loại hình nghệ thuật củ dan tộc rất được mọi người coi trọng nó đem lại sự thoải mái khi xem , múa rối nước là ai cũng có thể xem được nó giúp cho ta được trở về quá khử khơi dậy những kỉ niệm đẹp