8. Xác định phương thức biểu đạt của hai câu thơ sau: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.” (Ngữ văn 7, tập một) A. tự sự. B. miêu tả. C. biểu cảm. D. nghị luận. 9. Điền vào chỗ trống (9) một từ ngữ thích hợp để hai câu văn sau được liên kết, mạch lạc: “Trời mưa. (4)… quần áo vẫn khô.”. A. nên. B. tuy. C. để. D. nhưng. 10. Từ láy nào miêu tả tiếng cười? A. khanh khách. B. ồm ồm. C. lom khom. D. lòng khòng. 11. Đại từ được chia thành những loại nào? A. đại từ chính phụ và đại từ đẳng lập. B. đại từ bộ phận và đại từ toàn bộ. C. đại từ để trỏ và đại từ để hỏi. D. đại từ khẳng định và đại từ phủ định. 12. Điệp ngữ “giữ” trong câu sau nhấn mạnh điều gì? “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.” (Cây tre Việt Nam, Thép Mới) A. nhấn mạnh hình ảnh đất nước Việt Nam. B. nhấn mạnh sự đa dạng của các loài tre. C. nhấn mạnh vai trò của tre trong công cuộc đấu tranh giữ nước. D. nhấn mạnh vai trò của tre trong tương lai.

1 câu trả lời

8. B

Vì:

-> Miêu tả về ánh trăng cùng vẻ đẹp, thể hiện tâm hồn thi sĩ, đa phần dùng phương thức miêu tả.

9. D

Vì:

-> Trời mưa, nhưng quần áo vẫn khô, biểu thị mối quan hệ tương phản dùng quan hệ từ Nhưng

10. A

Vì:

-> Người ta hãy dùng cười khanh khách, ồm ồm không chỉ tiếng cười, lom khom chỉ hình dáng, còn lòng khòng cũng không chỉ tiếng cười.

11. C.

Vì:

-> Theo SGK ngữ văn lớp 7 thì đại từ được chia thành 2 loại gồm đại từ để trỏ và đại từ để hỏi.

12. C

Vì:

-> Thể hiển được vai trò của tre trong công cuộc cùng con người đấu tranh giữ nước