3/ Chỉ dùng 1 thuốc thử để phân biệt 4 dung dịch mất nhãn sau: NH₄Cl; (NH₄)₂SO₄; K₂SO₄; KNO₃. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) 4/ Trộn 100ml dung dịch Ba(OH)₂ 0,15M với 100ml dung dịch HCl 0,1M. Tính pH của dung dịch thu được sau phản ứng
1 câu trả lời
3.) Dùng thuốc thử $Ba(OH)_{2}$ để nhận biết các dung dịch đã cho:
Lấy một ít các dung dịch mất nhãn cho lần lượt vào 4 lọ ống nghiệm khác nhau.
Nhỏ từ từ vài giọt dung dịch $Ba(OH)_{2}$ vào từng lọ nghiệm.
- Có bọt khí nổi lên trong dung dịch (khí $NH_{3}$) → trong lọ ống nghiệm là $NH_{4}Cl$
PTPƯ: 2$NH_{4}Cl$ + $Ba(OH)_{2}$ → $BaCl_{2}$ + 2$H_{2}O$ + 2$NH_{3}$ ↑
- Vừa có bọt khí nổi lên trong dung dịch vừa có chất kết tủa trắng ở đáy ống nghiệm (chất khí là $NH_{3}$, chất kết tủa trắng là $BaSO_{4}$ ) → trong lọ ống nghiệm là $(NH_{4})_{2}SO_{4}$
PTPƯ: $(NH_{4})_{2}SO_{4}$ + $Ba(OH)_{2}$ → 2$H_{2}O$ + 2$NH_{3}$ + $BaSO_{4}$
- Có chất kết tủa trắng ở đáy ống nghiệm (muối $BaSO_{4}$ ) → trong lọ ống nghiệm là $K_{2}SO_{4}$
- Không có hiện tượng gì xảy ra → trong lọ nghiệm là $KNO_{3}$
PTPƯ: $KNO_{3}$ + $Ba(OH)_{2}$ --không phản ứng-->
4.) Đổi 100 ml = 0,1 l
$n_{OH^{-}}$ = 0,1 . 0,15 . 2 = 0,03 (mol)
$n_{H^{+}}$ = 0,1 . 0,1 = 0,01 (mol)
Phương trình ion thu gọn:
$OH^{-}$ + $H^{+}$ → $H_{2}O$
0,03 0,01
Lập tỉ lệ: $\frac{0,03}{1}$ > $\frac{0,01}{1}$
Do đó $OH^{-}$ bị dư và $H^{+}$ phản ứng hết
→ $n_{OH^{-}(phản ứng)}$ = $\frac{0,01.1}{1}$ = 0,01 (mol)
→ $n_{OH^{-}(dư)}$ = 0,03 - 0,01 = 0,02 (mol)
⇒ [$OH^{-}$] = $\frac{0,02}{0,1 + 0,1 }$ = 0,1 M
⇒ [$H^{+}$] = $\frac{10^{-14}}{0,1}$ = $10^{-13}$M
pH = -log($10^{-13}$) = 13