2. Phân tích sự chuyển biến tâm lý của nhân vật andray trong đoạn trích hai tâm trạng được trích từ tác phẩm Chiến tranh và hoà bình của Tolstoy

2 câu trả lời

Chiến tranh và hòa bình là tác phẩm lớn nhất của L. Tônxtôi, được gọi là “tác phẩm vĩ đại của thế kỉ XIX" (Gorki). Với chủ đề chiến tranh, nhà văn ca ngợi cuộc chiến tranh nhân dân, bản chất anh hùng và khả năng quyết đinh vận mệnh đất nước của nhân dân, phê phán cuộc xâm lược bành trướng của Napôlêông. Trong Chủ đề chiến tranh, nhà văn mô tả cuộc sống sinh hoạt bình thường của giai cấp quý tộc Nga. Xen vào hai chủ đề đó là việc kể về con đường đi tìm chân lí của một số thanh niên quý tộc tiến bộ. Tác phẩm là đỉnh cao của nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí con người, còn được gọi là nghệ- thuật về “phép biện chứng tâm hồn”.

Hai tâm trạng lá đoạn trích nói về tâm trạng nhân vật Anđrây Bôncônxki, một thanh niên đại quý tộc, có tư tưởng tiến bộ, từ tâm trạng buồn bã, bi quan chuyển sang yêu đời, yêu sự sống. Đây là một thiên diễn tả tâm lí tinh vi, xuất sắc, thể hiện tài năng nghệ thuật của L. Tônxtôi. Muốn hiểu được đoạn trích này, cần biết đôi điều về nhân vật Andrây, Bôncônxki.

Andrây là một thanh niên đại quý tộc, thông minh, sắc sảo. tinh tế, giàu nghị lực và nhiều hoài bão. Là mẫu người quý tộc tiên tiến, lí tưởng của thời đại, của nước Nga thế kỉ XIX chàng khao khát sống chân thực, cao thượng, căm ghét mọi giả dối, xấu xa, thấp hèn. Nhưng xã hội thượng lưu - môi trường sống của chàng lại đầy rẫy những giả dối, công thức, xấu xa. Mâu thuẫn giữa khát vọng và hiện thực chuyển thành xung đột nội tâm. Vì vậy cả cuộc đời chàng luôn đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi về chân lí, hạnh phúc, về những giá trị đạo đức, tinh thần. Thực chất, những vấn đề luôn nung nấu trong tâm hồn Andrây cũng là những vấn đề mang tầm cỡ dân tộc, thời đại và nhân loại mà chính L. Tônxtôi cũng day dứt và khao khát khám phá suốt đời. Trốn chạy xã hội thượng lưu cũ kĩ, sáo mòn, giả dối, Anđrây hăm hở ra trận tìm vinh quang cá nhân Chạm trán với cái chết. Anđrây mới nhận thức được rằng, vinh quang không thể có khi con người mưu cầu mục đích cá nhân, đặc biệt trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa mà cuộc chiến tranh 1805 là ví dụ. Trở về nhà. Andrây đột ngột phải chứng kiến cái chết đau thương của người vợ trẻ trong cơn sinh nở. Tuyệt vọng, đau đớn vô cùng, tâm hồn chàng trở nén khép kín, lãnh đạm, thờ ơ với cuộc sống.

Đoạn trích Hai tâm trạng miêu tả giai đoạn này trong cuộc đời Andrây. Những day dứt, dằn vặt, suy tư và sự chuyển biến đột ngột, mạnh mẽ trong tâm hồn chàng được phản chiếu qua một hình ảnh thiên nhiên độc đáo: cây sồi già.

Một cây sồi - hai tâm trạng

Hiện lên trước mắt người đọc là hai bức tranh của cùng một cây sồi trong một khu rừng vào hai thời điểm tương đồng với hai tâm trạng khác biệt của Andrây. Bức tranh thứ nhất được chiêm ngưỡng bằng con mắt buồn bã, chán nản, bi quan của Andrây đầu chuyến đi xa. Bức tranh thứ hai được soi rọi bằng ánh sáng rực rỡ của một tâm hồn đã hồi sinh, tràn ngập lòng yêu đời, yêu sự sống của Andrây trên đường về. Khoảng cách hai tháng giữa hai chuyến đi với những sự kiện, những cuộc gặp gỡ là cơ sở hiện thực hợp lí cho sự đổi thay bất ngờ trong tâm hồn nhân vật. Là vật chứng kiến, cây sồi như tấm gương thu gọn, ánh chiếu rõ nét những chuyển biến tinh vi trong bộ mặt tâm lí nhân vật với hai thời điểm khác nhau này. Những sắc thái đổi thay trên toàn cảnh thiên nhiên chính là sự khúc xạ của những biến đổi trong thế giới nội tâm, một thế giới sâu xa, phức tạp và đầy bí ẩn của con người.

Lep Nicôlaiêvits Tônxtôi (1828-1910) là nhà văn vĩ đại của Nga và thế giới. Ông là tấm gương tìm tòi về sự thật. Một trong những sự thật mà Tônxtôi tìm kiếm kiếm suốt đời đó là tìm hiểu sự thật lịch sử và bản chất tính cách Nga. Về sự thật lịch sử, ông đã dựng lại những biến cố lịch sử trọng đại có liên quan đến vận mệnh toàn dân dựng lại bức tranh sinh hoạt rộng lớn với các tầng lớp xã hội. Từ đó, nhìn nhận và đánh giá các biến cố lịch sử theo quan điểm nhân dân, coi quần chúng nhân dân như người sáng tạo lịch sử, như ngọn nguồn đạo đức và sức mạnh của cộng đồng, thể hiện qua tất cả các tác phẩm mang tính sử thi, từ Truyện Xôvaxtôpôn đến Chiến tranh và hòa bình. Đánh giá cao cống hiến của Tônxtôi, Lênin coi Tônxtôi là tấm gương phản chiếu cách mạng Nga".

Dường như Tônxtôi đã miêu tả được bản chất tính cách Nga qua một số nhân vật như Natasa, Cutudôp, Karataiep... (Chiến tranh và hòa bình). Đó là những tính cách tốt đẹp, những tâm hồn giản dị, những "trí tuệ của trái tim"...

Bên cạnh những bức tranh tuyệt vời về đời sống Nga, đặc điểm nghệ thuật nổi bật cùa các tác phẩm Tônxtôi là sự xâm nhập một cách nhuần nhuyễn bản chất quá trình phát triển xã hội vào quá trình phát triển tâm lí con người. Nói đơn giản, tác phẩm Tônxtôi đã đạt đến trình độ phân tích tâm lí xuất sắc khi coi cuộc sống là một quá trình vận động và tâm lí con người "như một dòng sông", lưu chuyển không ngừng.

Chiến tranh và hòa bình là tác phẩm lớn nhất của L. Tônxtôi, được gọi là "tác phẩm vĩ đại của thế kỉ XIX" (Gorki). Với chủ đề chiến tranh, nhà văn ca ngợi cuộc chiến tranh nhân dân, bản chất anh hùng và khả năng quyết đinh vận mệnh đất nước của nhân dân, phê phán cuộc xâm lược bành trướng của Napôlêông. Trong Chủ đề chiến tranh, nhà văn mô tả cuộc sống sinh hoạt bình thường của giai cấp quý tộc Nga. Xen vào hai chủ đề đó là việc kể về con đường đi tìm chân lí của một số thanh niên quý tộc tiến bộ. Tác phẩm là đỉnh cao của nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí con người, còn được gọi là nghệ- thuật về "phép biện chứng tâm hồn".

Hai tâm trạng lá đoạn trích nói về tâm trạng nhân vật Anđrây Bôncônxki, một thanh niên đại quý tộc, có tư tưởng tiến bộ, từ tâm trạng buồn bã, bi quan chuyển sang yêu đời, yêu sự sống. Đây là một thiên diễn tả tâm lí tinh vi, xuất sắc, thể hiện tài năng nghệ thuật của L. Tônxtôi. Muốn hiểu được đoạn trích này, cần biết đôi điều về nhân vật Andrây, Bôncônxki.

Andrây là một thanh niên đại quý tộc, thông minh, sắc sảo. tinh tế, giàu nghị lực và nhiều hoài bão. Là mẫu người quý tộc tiên tiến, lí tưởng của thời đại, của nước Nga thế kỉ XIX chàng khao khát sống chân thực, cao thượng, căm ghét mọi giả dối, xấu xa, thấp hèn. Nhưng xã hội thượng lưu - môi trường sống của chàng lại đầy rẫy những giả dối, công thức, xấu xa. Mâu thuẫn giữa khát vọng và hiện thực chuyển thành xung đột nội tâm. Vì vậy cả cuộc đời chàng luôn đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi về chân lí, hạnh phúc, về những giá trị đạo đức, tinh thần. Thực chất, những vấn đề luôn nung nấu trong tâm hồn Andrây cũng là những vấn đề mang tầm cỡ dân tộc, thời đại và nhân loại mà chính L. Tônxtôi cũng day dứt và khao khát khám phá suốt đời. Trốn chạy xã hội thượng lưu cũ kĩ, sáo mòn, giả dối, Anđrây hăm hở ra trận tìm vinh quang cá nhân Chạm trán với cái chết. Anđrây mới nhận thức được rằng, vinh quang không thể có khi con người mưu cầu mục đích cá nhân, đặc biệt trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa mà cuộc chiến tranh 1805 là ví dụ. Trở về nhà. Andrây đột ngột phải chứng kiến cái chết đau thương của người vợ trẻ trong cơn sinh nở. Tuyệt vọng, đau đớn vô cùng, tâm hồn chàng trở nén khép kín, lãnh đạm, thờ ơ với cuộc sống.

Đoạn trích Hai tâm trạng miêu tả giai đoạn này trong cuộc đời Andrây. Những day dứt, dằn vặt, suy tư và sự chuyển biến đột ngột, mạnh mẽ trong tâm hồn chàng được phản chiếu qua một hình ảnh thiên nhiên độc đáo: cây sồi già.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm