2. Em hiểu thế nào về câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm"? Bản thân em có thể vận dụng điều gì từ câu tục ngữ ấy? 3. Tình huống: "Hải xin phép mẹ sang nhà Tuấn học nhóm. Một lúc sau thấy Tuấn sang tìm Hải thì mới biết Hải ko sang học cùng nhóm mà đi chơi điện tử ở một cửa hàng gần nhà." a) Em hãy nhận xét việc làm của Hải? b) Nếu em là bạn thân của Hải em sẽ làm gì?

1 câu trả lời

2. Giải thích ý nghĩa câu nói : “Đói cho sạch, rách cho thơm” có ý nghĩa là Trong cuộc sống nhiều khi người ta vin vào cảnh túng nghèo thiếu thốn để đổ lỗi cho việc ăn mặc rách nát hoặc bẩn thỉu của mình. Sạch và thơm không phải tự nhiên mà có được, điều này phải do chính con người tạo ra mới có. Nói một cách đúng hơn là do suy nghĩ, nhận thức của con người. Ta có thể hiểu rằng: dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng phải giữ cho được sự trong sạch, thanh cao, đẹp đẽ của tâm hồn, nghĩa là dù trong mọi tình huống no hay đói, rách rưới hay sung túc, con người ta đều phải biết giữ gìn nhân cách, lòng tự trọng của mình, đừng làm những điều xấu xa, bỉ ổi, bậy bạ để tổn thương đến danh dự cá nhân, danh dự gia đình.

- Bản thân mỗi người phải biết tự kiềm chế, phải sáng suốt và hết sức bình tĩnh trước mọi tình huống, mọi vấn đề, đừng vì nghèo túng hay vì vụ lợi cá nhân hoặc bất cứ một lý do nào khác mà bán rẻ lương tâm, danh dự của mình. 

3. a) Việc làm của Hải là sai, Hải đã lừa mẹ mình để đi chơi điện tử, không chăm chỉ học hành, phụ lòng tin của cha mẹ

b) Nếu em là bạn thân của Hải em sẽ nói ra khuyết điểm của bạn, khuyên bạn cố gắng phấn đấu, không phụ lòng tin của cha mẹ, trở thành con ngoan trò giỏi