1.nêu tóm tắt diễn biến ngày giải phóng thị xã hải dương 30 tháng 10 năm 1954. 2.tên gọi địa danh hải dương xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử khi nào Hải Dương có ý nghĩa gì. 3.Đình Bảo Sài phường Phạm Ngũ Lão thờ vị tướng quân nào. Trình bày cuộc đấu tranh của nhân dân Hải Dương chống phong kiến phương Bắc đô hộ trong thế kỉ 1.

2 câu trả lời

1. Tóm tắt diễn biến:

- Ngày 27- 10, Ủy ban Quân chính tiến vào thị xã nhận bàn giao của địch.

- Ngày 28 - 10, đội dân cảnh tiến vào thị xã trước.

- Sau 3 ngày vào kiểm kê, 5 giờ chiều 29 - 10, hai bên đã ký kết xong biên bản bàn giao.

- Theo kế hoạch đã định 5 giờ sáng 30 - 10 - 1954, Trung đoàn 42 và một tiểu đoàn của tỉnh gồm cán bộ, nhân viên theo quốc lộ 5 và đường 17 tiến vào tiếp quản thị xã Hải Dương.

- Đúng 6 giờ 30 cùng ngày, quân ta theo đường 17 tiến vào nhận bàn giao tại các trạm gác và công sở.

- 14 giờ bộ đội ta mang quân phục, súng ống nghiêm trang tiến về vườn hoa Bảo Đại mít tinh chào mừng thị xã Hải Dương hoàn toàn được giải phóng.

2. Tên gọi HD:

- Hải là biển. Dương là ánh sáng, ánh mặt trời.

- Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long. Hướng Đông cũng là hướng mặt trời mọc. Vì vậy Hải Dương có nghĩa là "ánh mặt trời biển Đông" hay "ánh sáng từ miền duyên hải (phía đông) chiếu về".

3.

- Trong khu vực đình, ở mé phải có miếu thờ Đại tướng Trương Mỹ, một vị tướng thời Hai Bà Trưng.

-

1.Năm 1946, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Hưởng ứng Lời kêu gọi "Toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân thị xã Hải Dương với tinh thần quả cảm, bám đất, bám làng, tổ chức nhiều trận đánh ngay trong lòng thị xã. Nhiều trận đánh khốc liệt, khiến giặc Pháp kinh hoàng đã diễn ra tại các địa danh như Cầu Phú Lương, Nhà Nông Phố, Nhà máy Chai, Trường Con gái. Qua chín năm kháng chiến, quân dân thị xã Hải Dương tiêu diệt, bắt sống, chiêu hàng 3.425 tên địch; phá hủy 56 đoàn tàu và xe quân sự, thu giữ nhiều phương tiện chiến tranh... góp phần cùng với quân dân cả nước làm nên chiến thắng Điện Biện Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, ngày 30-10-1954, quân dân Hải Dương tiến vào tiếp quản thị xã, chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp. Ngày 30-10-1954 đã ghi mốc son lịch sử, khẳng định truyền thống vẻ vang, oanh liệt, đáng tự hào của Đảng bộ và nhân dân thị xã Hải Dương. Từ đây, Đảng bộ và nhân dân thị xã Hải Dương đã phát huy quyền tự do dân chủ, tạo sự gắn kết máu thịt giữa Đảng với dân, thi đua lao động sản xuất, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo dựng cuộc sống tốt đẹp.

2.Hải là miền duyên hải, vùng đất giáp biển (Hải Dương xưa bao gồm một miền đất rộng lớn kéo dài từ Hưng Yên đến vùng biển Hải Phòng). Dương là ánh sáng, ánh mặt trời. Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long. Hướng Đông cũng là hướng mặt trời mọc. Vì vậy Hải Dương có nghĩa là "ánh mặt trời biển Đông" hay "ánh sáng từ miền duyên hải (phía đông) chiếu về". Tên gọi Hải Dương chính thức có từ năm 1469

3.thờ tướng Trương Mỹ thời Hai Bà Trưng.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng khái niệm tục ngữ? A. Là một thể loại văn học dân gian diễn tả đời sống nội tâm của con người. B. Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn đinh, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. C. Là một thể loại văn học dân gian có tác dụng gây cười và phê phán. D. Là một thể văn nghị luận đặc biệt. Câu 2. Câu: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.” thuộc thể loại văn học dân gian nào? A. Thành ngữ B. Tục ngữ C. Ca dao D. Vè Câu 4. Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì? A. Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tương lai của mình. B. Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung túc hơn. C. Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình. D. Là bài học dân gian về khí tượng, là hành trang, là “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp họ chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao động. Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận? A. Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh một cách sinh động. B. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, quan điểm, nhận xét nào đó. C. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. D. Ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu nên trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vẫn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa. Câu 6. Câu tục ngữ “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. Phép đối B. Điệp ngữ C. So sánh D. Ẩn dụ Câu 7. Dòng nào dưới đây không phải là đặc điểm hình thức của tục ngữ? Câu 3. Câu nào sau đây là tục ngữ? A. Cò bay thẳng cánh. B. Lên thác xuống ghềnh. C. Một nắng hai sương. D. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen. A. Ngắn gọn B. Thường có vần, nhất là vần chân C. Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung D. Thường là một từ ghép Câu 8. Văn bản nghị luận có đặc diểm cơ bản là: A. dùng phương thức lập luận: bằng lí lẽ và dẫn chứng, người viết trình bày ý kiến thể hiện tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về mặt nhận thức. B. dùng phương thức kể nhằm thuật lại sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện nào đó. C. dùng phương thức miêu tả nhằm tái hiện lại sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện nào đó. D. dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh, nhịp điệu, vần điệu.

2 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước