11. ĐỌC ĐOẠN THƠ SAU VÀ THỰC HIỆN CÁC YÊU CẦU BÊN DƢỚI: Tiếng gà trưa Có tiếng bà vẫn mắng: - Gà đẻ mà mày nhìn Rồi sau này lang mặt! Cháu về lấy gương soi Lòng dại thơ lo lắng Tiếng gà trưa Tay bà khum soi trứng Dành từng quả chắt chiu Cho con gà mái ấp Cứ hàng năm hàng năm Khi gió mùa đông tới Bà lo đàn gà toi Mong trời đừng sương muối Để cuối năm bán gà Cháu được quần áo mới a. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào? Cho biết tác giả và thể thơ của bài thơ ấy. b. Nêu nội dung của đoạn thơ trên. c. Trong đoạn thơ trên, người chiến sĩ nhớ về ai? Khi nhớ về người đó, người chiến sĩ nhớ đến những kỉ niệm nào?

2 câu trả lời

a: Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ ''Tiếng gà trưa'', của tác giả Xuân Quỳnh, thuộc thể thơ 5 chữ ( ngũ ngôn )

b: Tiếng gà trưa đã gợi nhớ lại cho người chiến sĩ nhiều hoài niệm, kỉ niệm bình dị không thể nào quên. Nào là tò mò xem gà đẻ trứng lại bị bà mắng, hình ảnh bà dành dụm chắt chiu từng quả trứng và niềm vui của người chiến sĩ khi được nhận áo mới từ bà.   Đồng thời, nó đã gọi nhớ lại hình ảnh người bà tần tạo, chịu thương chịu khó với những vất vả lo toan trong cuộc sống. Đó là tình cảm của người bà dành cho cháu - người chiến sĩ, một thứ tình cảm tha thiết, giản dị nhưng sâu sắc và thầm lặng.

c: Người chiến sĩ đanh nhớ về người bà hết mực yêu thương, quan tâm anh. Khi nhớ đến bà, người chiến sĩ nhớ tới lời bà mắng mỗi khi anh xem gà đẻ trứng, nhớ đến hình ảnh bà khum soi trứng và lo cho đàn gà vì bà mong cuối năm có thể bán nó lấy chút tiền, nhớ tới kỉ niệm mỗi khi bà bán được gà lấy tiền lại sắm áo mới cho anh 

a. Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh, thể thơ ngũ ngôn

b. Nội dụng:

 Kí ức hiện về với yêu thương qua hình ảnh bà mắng khi cháu nhìn gà đẻ, bà tần tảo, nâng niu từng quả trứng, lo cho đàn gà để cháu có quần áo mới.

c. Nhớ về bà.

Nhớ đến kỉ niệm; xem gà đẻ bị bà mắng, bà khum soi trứng, lo lắng cho đàn gà khi mùa đông đến và mong bán được gà để mua quần áo mới cho cháu.