1/ Xác định đối tượng chửi của Chí Phèo trong đoạn văn 2/ Anh/Chị có nhận xét gì về cách sắp xếp đối tượng đó

2 câu trả lời

Chí Phèo là một tác phẩm nổi tiếng của Nam Cao. Tác phẩm kể về cuộc đời và sự tha hóa từ một anh nông dân hiền lành, chất phác thành một tên côn đồ, đầu đường xó chợ của Chí Phèo. Tham khảo ngay bài phân tích tiếng chửi Chí Phèo dưới đây để hiểu thêm về dụng ý nghệ thuật qua chi tiết đặc sắc này của Nam Cao.

Phân tích tiếng chửi của Chí Phèo

Mở bài phân tích tiếng chửi của Chí Phèo

Nam Cao là một nhà văn lớn trong trào lưu văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Những tác phẩm của ông như tái hiện lại cuộc sống của những người nông dân nghèo khổ cùng số phận đáng thương. Chính vì giá trị nhân văn sâu sắc ẩn chứa trong hiện thực tàn khốc đó mà truyện của ông luôn thành công bước vào trái tim của người đọc. Trong đó, Chí Phèo là một tác phẩm nổi tiếng kể về sự tha hóa của người nông dân nghèo trong sự chèn ép của xã hội. Chí Phèo gây ấn tượng đặc biệt cho độc giả không phải bằng văn phong chau chuốt, mà bởi hàng loạt tiếng chửi xuyên suốt nội dung câu chuyện. Đó là tiếng chửi đời, tiếng chửi xã hội, tiếng chửi lòng người tàn nhẫn khiến cho một số phận rơi vào cảnh tha hóa, đến mức bị cự tuyệt quyền làm người.

Xem thêm:

Tóm tắt Chí Phèo đầy đủ nhất

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

Thân bài phân tíchtiếng chửi của Chí PhèoHắn vừa đi vừa chửi

Ngay từ khi bắt đầu câu chuyện, nhân vật Chí Phèo đã gây ấn tượng người đọc với hình ảnh một kẻ say ngất ngưởng. Một người bình thường, người ta sẽ chỉ chửi ai đó khi họ đang tức giận, đang phẫn nộ để giải tỏa nỗi căng thẳng, bực bội trong mình. Liệu Chí Phèo có đang gây xích mích hay bất hòa với ai mà phải chửi?

Trong lời chửi, ta thấy Chí Phèo chửi cả trời, chửi đời, chửi làng Vũ Đại, chửi những ai không chửi nhau với hắn và chửi cả người đẻ ra hắn. Tiếng chửi của một kẻ đang trong cơn say mà lại nghe như một đoạn văn có lớp, có bài bản, có phân cao thấp, chửi từ xa đến gần, từ không xác định đến xác định. Ấy mà, đối tượng dường như xác định là người đẻ ra hắn thì hắn không biết, mà có cả làng Vũ Đại cũng không ai biết. Thế là thành ra, tiếng chửi của hắn lại như cất đang chửi vu vơ, cứ cất lên cao rồi lại lọt thỏm giữa không trung. Để rồi hắn cứ bước đi, sau lưng để lại tiếng chửi vọng mãi về sau

Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo

Đầu tiên, hắn chửi trời. Bầu trời cao xanh bình yên đẹp đẽ là thế nhưng lại trở nên thật chướng mắt đối với hắn. Phải chăng vì bầu trời có thể ôm trọn loài người vào lòng, tuy đón nhận hắn mà lại nhận thêm cả Bá Kiến - kẻ đã hủy hoại của đời một người nông dân thiện lương như hắn? Hay là do bi kịch cuộc đời hắn xuất phát từ chuyện bà Ba phải lòng, gọi vào bóp chân khiến Bá Kiến tức điên rồi hãm hại hắn cũng là chuyện do trời sinh ra?

Chỉ với tiếng chửi trời ấy, mà Nam Cao đã thành công phản ánh cả một xã hội thối nát, sẵn sàng dẫm đạp, đè bẹp đến mức không chừa chỗ cho người lương thiện có chốn dung thân. Đồng thời, trời cũng chính là một câu cửa miệng, là một lời kêu ca cho những thân phận nhỏ bé mang số mệnh bất hạnh.

Sau khi chửi trời, hắn lại chửi đời. Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai, đời là cuộc sống của một con người, đời là số phận được định kể từ ai đó sinh ra cho đến khi họ rời khỏi để đến cõi vĩnh hằng. Hắn chửi đời chính là hắn đang chửi mọi thứ trong cuộc sống của hắn, chẳng sót một điều gì. Hắn chửi đời, là chửi cuộc đời hay chửi chính đời hắn? Hắn chửi đời, hắn chửi tất cả những ai từng bước chân vào cuộc đời hắn, để rồi gây nên cảnh bi kịch như hiện tại. Phải chăng, mọi thứ trong đời hắn đều đáng nhạo báng và chế giễu?

2)Cách sắp xếp các luận điểm có sự khác biệt, khi tác giả nghị luận về tấm lòng con người của tác giả, sau đó mới đi qua các tác phẩm chính của Nguyễn Đình Chiểu. Điều đó sẽ giúp người đọc hiểu hơn về cuộc đời và con người của Nguyễn Đình Chiểu, thấy hết những giá trị cơ bản trong cuộc đời và thơ văn của ông.

1/ Đối tượng chửi của Chí Phèo: “trời”, “đời”, “cả làng Vũ Đại”, “chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn”, “chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn”.

2/ Cách sắp xếp đối tượng dần được thu hẹp, theo trật tự từ cái vĩ mô đến cái cụ thể, từ cái lớn đến cái bé.

-> Qua đó thể hiện sự đau đớn xót xa cho thân phận mình bị đày đọa, bị đồn đến đường cùng của sự bế tắc. Thể hiện sự ruồng rẫy chán ghét đến tột cùng đối với xã hội, con người, thế lực đen tối đã khiến Chí Phèo thành ra như vậy. Đó chính là tiếng nói đau thương của một con người ý thức được về bi kịch của chính mình "sống nhưng lại mất đi quyền làm người". 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm