1. Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông? Nhận xét? 2. Em hãy trình bày những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp?

2 câu trả lời

1. hình 1 :Bộ máy trung ương

    hình 2:Bộ máy địa phương  

Nhận xét :

  • Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ, đặc biệt là dưới thời Lê Thánh Tông hoàn chỉnh và đầy đủ hơn so với thời Lê Thái Tổ ở một số điều, như triều đình có đầy đủ các bộ, các tự, các khoa và các cơ quan chuyên môn.
  • Hệ thống thanh tra, giám sát được tăng cường từ triều đình đến các địa phương.
  • Ở các đơn vị hành chính, tổ chức chặt chẽ hơn (nhất là các cấp đạo thừa tuyên), có 3 cơ quan phụ trách mà không tập trung quyền lực vào một An phủ sứ như trước và có phân công trách nhiệm rõ ràng. Bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ hơn.

2.

Dưới thời Lê Sơ, vua Lê Thánh Tông đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và pháp luật. Cụ thể là:

- Đối với bộ máy nhà nước: Vua Lê Thánh Tông đã điều chỉnh lại bộ máy nhà nước ngày càng đầy đủ, hoàn thiện, chặt chẽ hơn thời Vua Lê Thái Tổ, chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, có bộ máy trung ương và địa phương rõ ràng.

- Đối với pháp luật: Vua Lê Thánh Tông đã soạn thảo ra và ban hành Quốc Triều hình luật. Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.

Câu 1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông .

           - Bộ máy trung ương

           -Bộ máy địa phương

           -Nhận xét :

           - Như vậy, từ sơ đồ trên ta thấy:

    • Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ, đặc biệt là dưới thời Lê Thánh Tông hoàn chỉnh và đầy đủ hơn so với thời Lê Thái Tổ ở một số điều, như triều đình có đầy đủ các bộ, các tự, các khoa và các cơ quan chuyên môn.
    • Hệ thống thanh tra, giám sát được tăng cường từ triều đình đến các địa phương.
    • Ở các đơn vị hành chính, tổ chức chặt chẽ hơn (nhất là các cấp đạo thừa tuyên), có 3 cơ quan phụ trách mà không tập trung quyền lực vào một An phủ sứ như trước và có phân công trách nhiệm rõ ràng. Bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ hơn.

            - Mục đích những cải cách của vua Lê Thánh Tông :

            +Cải cách lại hành chính, hệ thống quan lại. 

            + Cải cách lại quân đội và củng cố quốc phòng.

            +Hoàn thành pháp luật và Lê triều hình luật

            +Cải cách lại kinh tế, phát triển nông nghiệp.

Câu 2 : 

  - Bộ máy nhà nước:

- Xây dựng một bộ máy nhà nước thống nhất, khá gọn gàng, tinh giản và hoạt động có hiệu lực, đảm bảo sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương. => Tăng cường tính chuyên chế của triều đình trung ương.

  - Luật pháp:

- Vua Lê Thánh Tông đã đóng góp vào lịch sử dân tộc một bộ luật tiến bộ mang tên Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).

- Bộ luật Hồng Đức được coi là bộ luật nổi bật nhất, quan trọng nhất và có vai trò rất đặc biệt trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam.

- Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, người cô quả, người tàn tật,… Đặc biệt là một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, điều này phản ánh truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia,…

 

            

Câu hỏi trong lớp Xem thêm