1. Thế nào là rút gọn câu? Nêu tác dụng của việc rút gọn câu và cho ví dụ. 2. Thế nào là câu đặc biệt? Nêu tác dụng của câu đặc biệt, cho ví dụ. 3. Thế nào là thêm trạng ngữ cho câu? Nêu tác dụng của việc thêm trạng ngữ cho câu, cho ví dụ. 4. Làm các bài tập phát hiện, thông hiểu và vận dụng về câu rút gọn, câu đặc biệt và thêm trạng ngữ cho câu. help me

2 câu trả lời

%1, câu rút gọn%

câu rút gọn là những câu nói mà trong quá trình nói chuyện hoặc viết chúng ta có thể lược bỏ một số thành phần của câu

VD:

 Sáng mai đi học nhé (rút gọn chủ ngữ)

Tác dụng:

 -Giúp cho câu nói, câu văn của bạn gọn hơn. Có thể cung cấp đáp ứng những thông tin một cách nhanh chóng nhất.

 -Có thể tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

$2, Câu đặc biệt$

Câu đặc biệt là loại không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ hoặc vị ngữ. 

VD:

-Ôi con gà

là một câu đặc biệt vì không thể có chủ ngữ và vị ngữ.

Tác dụng:

Xác định thời gian, địa điểm diễn ra sự việc. Chức năng đầu tiên của câu đặc biệt là xác định thông tin về thời gian, về nơi diễn ra sự việc, sự kiện trong đoạn văn đang nhắc tới. ...

Bộc lộ cảm xúc người viết, người nói. ...

Liệt kê hoặc thông báo các sự vật, sự việc, hành động.

$3, Thêm trạng ngữ cho câu$

Thêm trạng ngữ cho câu là một phép biến đổi câu mang tính chất mở rộng câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, cách thức, phương tiện, mục đích của sự việc diễn ra nêu trong câu.

VD:

Chỉ nơi chốn: Dưới, ở trên, trong, ngoài, sau, …

Chỉ thời gian: Từ, hồi, năm, ngày, khoảng, …

Tác dụng:

Giúp giải thích nguyên nhân và kết quả trong câu. Là thành phần phụ nòng cốt trong câu, giúp người viết, người đọc có thể truyền đạt đầy đủ nội dung.

$4, Làm bài tập$

*Viết đoạn văn

Đẹp quá! Cánh đồng quê lúa quê hương trước mặt khiến Hương phải thốt lên vì quá thích thú. Sau một thời gian dài xa quê, nay cô mới có dịp về quê hương, hít hà không khí đồng quê thơm mát dễ chịu. Từ trên bờ, cô tranh thủ ngắm nhìn rồi chụp ảnh, ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ này. Xa quê, nhớ nhà, nhớ cánh đồng lúa quê hương. Đó là tất cả những cảm giác mà Hương luôn ghi nhớ trong lòng. Cô vẫn luôn ao ước được trở về với ký ức tuổi thơ, sống trọn với cảm giác quê hương gần gũi, thân thương.

Câu đặc biệt: Đẹp quá!

Trạng ngữ: Từ trên bờ,

Câu rút gọn: Xa quê, nhớ nhà, nhớ cánh đồng lúa quê hương.

xin ctlhn ạ

c1:

-Câu rút gọn là những câu nói mà trong quá trình nói chuyện hoặc viết chúng ta có thể lược bỏ một số thành phần của câu

-Mục đích của việc rút gọn câu: Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước

-Mượn cái bút. ( câu bị lược bỏ thành phần chủ ngữ)

c2:

-Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình cụm chủ ngữ – vị ngữ 

– Tác dụng:

+:Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn

+:Liệt kê thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

+:Bộc lộ cảm xúc

+:Gọi – đáp

-vd:

+: Năm 1969. Bác Hồ đã hi sinh.

+:Một hồi còi. Chúng tôi đã tạp trung đủ.

+: Ôi! Đôi giày kia thật đẹp.

+: -Trang ơi! Đi học thôi!   -Chờ tớ chút.

c3:

*Đặc điểm của trạng ngữ:

– về ý nghĩa: trạng ngứ được thêm vào  câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phượng tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu

– Về hình thức: 

+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu

+ Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc dấu phẩy khi viết

*vd:

– về ý nghĩa:

+xác định thời gian: Năm 2020  là năm đại dichj Covid hoành hành

+ nơi chốn:Trên cây những bông hoa phượng đã nở đỏ rực

+ nguyên nhân: Do khí hậu lạnh giá quanh năm, châu Nam Cực không có dân cư sinh sống thường xuyên

+mục đích: Với sự chăm chỉ học tập, Nam đã đạt thành tích tốt

+ phương tiện: Bằng giọng hát và sự nỗ lực, họ đã tạo nên tên tuoir cho nhóm nhạc

– Về hình thức:

+tôi thường dậy thật sớm vào buổi sáng để giúp mẹ đỡ đần công việc nhà

+Ngoài đường, những đứa trẻ đang chơi đá bóng. Thật nguy hiểm

Câu hỏi trong lớp Xem thêm