1 Tại sao sau khi chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới 2 Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh như thế nào 3 Nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 60 -70 như thế nào ? Việt Nam có thể rút ra bài học gì để phát triển nước ta hiện nay mong mọi người giúp mình nha và trả lời nghiêm túc

2 câu trả lời

Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất do: - Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá. - Được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến.\

Câu 2: 

Chính sách đối nội:

- Ban hành nhiều đạo luật phản động như: cấm Đảng Cộng sản hoạt động, chống lại phong trào đình công và loại những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy nhà nước.

- Một số đạo luật sau này bị bãi bỏ do áp lực đấu tranh của nhân dân.

- Các đời tổng thống Mĩ tiếp tục thực hiện các chính sách ngăn cản phong trào công nhân, chính sách phân biệt chủng tộc.

- Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Mĩ vẫn diễn ra liên tục.

Chính sách đối ngoại:

- Đề ra “Chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc, thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.

- Viện trợ để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, lập các khối quân sự, tiến hành chiến tranh xâm lược.

Câu 3: Từ năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản có sự phát triển “thần kì”. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1969 là 10,8%; từ năm 1970 đến năm 1973, tuy có giảm đi nhưng vẫn đạt bình quân 7,8%, cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác. 
 -Bài học: Đối với Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), nhân tố quan trọng nhất đưa đẻn sự phát triển kinh tế của nước này là nhân tố con người. Đối với Nhật Bản, con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu => Việt Nam cần rút ra bài học này từ Nhật Bản, chú trọng đầu tư cho con người vì đầu tư cho con người là đầu tư có lãi nhất. Nguồn nhân lực có chất lượng là nhân tố tối quan trọng thúc đẩy đất nước phát triển về mọi mặt, đặc biệt là về kinh tế.




Câu 1:Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc là bởi vì:

Dựa vào thành tựu khoa học – kĩ thuật (Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai, đi đầu trong sản xuất máy tính, năng lượng nguyên tử, sản xuất vật liệu mới và giao thông vận tải…Nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới đã sang Mĩ, Mĩ đã điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng lực sản xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm.

Nhờ vào trình độ quản lí trong sản xuất và tập trung tư bản rất cao.

Nhờ quân sự hóa nền kinh tế để buôn bán vũ khí thu nhiều lợi nhuận trong chiến tranh thế giới thứ II. Nền công nghiệp chiến tranh của Mĩ thu hơn 50% tổng lợi nhuận hàng năm.

Ngoài các điều kiện tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân công dồi dào, đất nước không bị chiến tranh tàn phá cũng là những nguyên nhân làm cho nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng và thuận lợi hơn các nước khác.

Câu 2:Về đối nội, để phục vụ mưu đó bá chủ thế giới, những năm đầu tiên sau chiến tranh, Mĩ đã ban hành hàng loạt đạo luật phản động như cấm Đảng Cộng sản Mĩ họat động. :chống lại phong trào đình công và loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy Nhà nước. Tuy sau này do áp lực đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, một vài đạo luật đã phải hủy bỏ, nhưng chính quyền của các đời tổng thống vẫn tiếp tục thực hiện hàng -loạt chính sách nhằm ngăn cản phong trào công nhân, thực hiện chính sách phân biệt

- Chủng tộc đối với người da đen và da màu... Mặc dù gặp không ít khó khăn trở ngại, các phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Mĩ vẫn tiếp tục và có thời kì bùng lên dữ dội như các “mùa hè nóng bỏng” của người da đen diễn ra trong những năm 1963, 1969 - 1975), phong trào phản chiến trong những năm Mĩ xâm lược Việt Nam 1969 - 1972)..

Về đối ngoại, với một tiềm lực kinh tế - quân sự to lớn. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giới cầm quyền Mĩ đã đề ra “chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị trên tòan thế giới. Mĩ đã tiến hành “viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, lập các khối quân sự, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược... Tuy đã thực hiện được một số mưu đồ, nhưng Mĩ cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu là thất bại của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Dựa vào sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong 10 năm (1991 - 2000) và vượt trội về các mặt kinh tế, khoa học - kĩ thuật, quân sự, các giới cầm quyền Mĩ rao riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế. Nhưng giữa tham vọng to lớn và khả năng thực tế của Mĩ vẫn có khoảng cách không nhỏ

Giải thích các bước giải

Mong bạn vote câu trả lời hay nhất +cảm ơn nhé ❤️

Chúc bạn thi HKI tốt đẹp ❤️

.

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
3 lượt xem
1 đáp án
22 giờ trước