1,So sánh điểm giống và khác nhau của bài tự tình 1 với bài tự tình 2 ? 2,Qua không gian của bài thơ câu cá mùa thu em thấy được tình thu như thế nào? Tâm sự của tác giả ra sao? Em có nhận xét gì về nghệ thuật gieo vần?
2 câu trả lời
Câu 1 :
Giống nhau :
- Cùng sử dụng thơ Nôm Đường luật để thể hiện cảm xúc của nhà thơ.
- Đều mượn cảm thức về thời gian để thể hiện tâm trạng. Điều đó được thể hiện qua kết cấu vòng tròn của hai bài thơ: mở đầu bằng thời gian và kết thúc cũng là thời gian.
- Đều sử dụng các từ ngữ biểu cảm: văng vẳng, cái hồng nhan, ngân, tí con con, oán hận, rền rĩ, mõm mòn, già tom...
Khác nhau:
- Cảm xúc trong Tự tình I là nỗi niềm của nhà thơ trước sự duyên phận hẩm hiu, nhiều mất mát, trước lẽ đời đầy nghịch cảnh đồng thời là sự vươn lên của chính bản thân, thách đố lại duyên phận. Còn ở Tự tình II, cũng là sự thể hiện của bi kịch duyên phận muộn màng, cố gắng vươn lên nhưng cuối cùng cũng không thoát được bi kịch. Đền Tự tình II, bi kịch được nhân lên, phẫn uất hơn. Sự khác nhau đó chính là do cảm xúc chủ đạo trong từng bài thơ quyết định.
Câu 2:
Tình thu : đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn.
Tâm trạng ( Tâm sự ) của tác giả:
-tấm lòng thiết tha gắn bó với quê hương đất nước
-tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc của nhà thơ
- Gieo vần: "eo": tử vận:oái oăm,khó làm
-> tác giả sử dụng một cách thần tình,diễn tả một không gian vắng lặng, thu nhỏ dần phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc cá nhân.
Câu 1 :
Giống nhau :
- Sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Mượn cảm thức về thời gian để thể hiện tâm trạng.
- Đều sử dụng các từ ngữ biểu cảm: văng vẳng, cái hồng nhan, ...
Khác nhau:
- Tự tình I là nỗi niềm của nhà thơ trước sự duyên phận hẩm hiu, nhiều mất mát, trước lẽ đời đầy nghịch cảnh đồng thời là sự vươn lên của chính bản thân, thách đố lại duyên phận.
- Tự tình II là sự thể hiện của bi kịch duyên phận muộn màng, cố gắng vươn lên nhưng cuối cùng cũng không thoát được bi kịch. Bi kịch ở đây được tác giả thể hiện rõ ràng hơn, phẫn uất hơn.