1. Phân biệt thực vật với động vật. Đặc điểm chung của động vật. 2. Chủ đề : Động vật nguyên sinh: - Nơi sống, cách dinh dưỡng của: trùng roi, trùng biến hình, trùng giày, trùng kiết lị, trùng sốt rét. - Tác hại của trùng kiết lị, trùng sốt rét đối với sức khỏe con người. Biện pháp phòng bệnh do trùng kiết lị và trùng sốt rét gây nên. - Đặc điểm chung và vai trò của động vật nguyên sinh. 3. Chủ đề: Ngành ruột khoang - Hình dạng, lối sống, sinh sản của: thủy tức, san hô. 4. Chủ đề: Ngành giun dẹp - Đặc điểm: nơi sống; cấu tạo thích nghi với lối sống kí sinh; di chuyển; vòng đời phát triển của sán lá gan. 5. Chủ đề: Ngành giun tròn - Đặc điểm: nơi sống; cấu tạo thích nghi với lối sống kí sinh; di chuyển; vòng đời phát triển của giun đũa. - Biện pháp phòng chống bệnh giun ( giun đũa, giun kim) kí sinh ở người.

2 câu trả lời

Đáp án:

Động vật khác thực vật ở: khả năng di chuyển, thành tế bào, dinh dưỡng 

Đặc điểm chung của động vật:

+có khả năng di chuyển

+Có hệ thần kinh và giác quan

+Dị dưỡng( sử dụng chất hữu cơ có sẵn

câu 2

Trùng roi: tự dưỡng và dị dưỡng, sống tự do

Trùng giày: dị dưỡng, sống tự do

Trùng kiết lị: dị dưỡng bằng cách nuốt hồng cầu, kí sinh

Trùng sốt rét: dị dưỡng, kí sinh

 Cấu tạo :

– Trùng roi: đơn bào, hình thoi, đầu tù, đuôi nhọn, có điểm mắt,có roi dài,có nhân , chất nguyên sinh,chất diệp lục,hạt dự trữ,không bào có bóp , màng cơ thể

-Trùng giày: nhân nhỏ,nhân lớn, miệng,hầu,không bào tiêu hóa, không bào co bóp,lông bơi,cấu tạo đơn bào,hình đế giày

-Trùng biến hình: đơn bào,chất nguyên sinh lỏng,nhân,không bào tiêu hóa,không bào co bóp,ngoài ra còn có thêm chân giả do chất nguyên sinh dồn về 1 phía

-Trùng kiết lị: cấu tạo đơn bào giống trùng biến hình nhưng chân giả ngắn hơn

– Trùng sốt rét: có kích thước nhỏ, đơn bào, không có bộ phận di chuyển,không có các không bào,hình thức dinh dưỡng được thực hiện qua màng tế bào

Nơi sống:

-Trùng roi: sống trong nước ( như ao,hồ,đầm,ruộng,vũng nước mưa,..)

-Trùng giày:sống trong cỏ ngâm,váng cống rãnh hoặc những váng nước đục

-Trùng biến hình: sống ở mặt bùn trong các ao tù hay hồ nước lặng,đôi khi nổi lẫn trên các mặt ao,hồ

-Trùng kiết lị:kí sinh ở thành ruột con người

-Trùng sốt rét:kí sinh trong máu người

Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu tại đó, gây ra chảy máu. Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm cho người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời.
Trùng sốt rét ảnh hưởng: làm tiêu hao hồng cầu, khiến con người thiếu máu, suy nhược nhanh.

3Toàn thân thủy tức có hình trụ dài, phần dưới thân có đế để bám vào giá thể, phần trên là lỗ miệng, xung quanh có 8 tua miệng tỏa ra rất dài gấp nhiều lần chiều dài cơ thể và có khả năng co ngắn lại, có chức năng bắt mồi, di chuyển và cảm giác. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, dài và nhỏ

  • Sinh sản vô tính: Các chồi mọc lên từ vùng sinh chồi ở giữa cơ thể. Lúc đầu là một mấu lồi, sau đó lớn dần lên rồi xuất hiện lỗ miệng và tua miệng của con non, thủy tức non sau đó tách khỏi cơ thể mẹ thành một cơ thể độc lập và hình thành cơ thể trưởng thành.
  • Tái sinh: Hợp tử được hình thành có vỏ bọc bảo vệ, sống tiềm sinh cho đến khi có điều kiện thuận lợi trở lại thì tiếp tục phát triển. Thủy tức có khả năng tái tạo toàn bộ cơ thể khi chỉ còn 1 bộ phận trong điều kiện môi trường đặc biệt.
  • Sinh sản hữu tính: Khi điều kiện sống khó khăn thì chúng chuyển sang sinh sản hữu tính.Tế bào trứng được tinh trùng của thủy tức đực đến thụ tinh. Sau khi thụ tinh, trứng phân cắt nhiều lần rồi tạo ra thủy tức con. Sinh sản hữu tính thường xảy ra khi thiếu thức ăn, ở mùa lạnh.
  • - sống ở sông , hồ , ao...

    - Tua miệng thuỷ tức chứa nhiều tế bào gai có chức năng tự vệ và bắt mồi. Khi đói, thuỷ tức vươn dài đưa tua miệng quờ quạng khắp xung quanh. Tình cờ chạm phái mồi (một con rận nước) lập tức tế bào gai ờ tua miệng phóng ra làm tê liệt con mồi.
    - Thủy tức chưa có cơ quan hô hấp. Sự trao đổi khí được thực hiện qua thành cơ thể.

  • 4Cơ thể sán lá gan hình lá, dẹp, dài 2 – 5 cm, màu đỏ máu. Sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh nên mắtlông bơi bị tiêu giảm.. Ngược lại, các giác bám phát triển. Với cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển, sán lá gan có thể chun, dãn, phồng, dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường ký sinh. Sán lá gan dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chủ. Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường ký sinh đưa vào hai nhánh ruột chằng chịt để vừa tiêu hóa với tốc độ nhanh vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Sán lá gan không có hậu môn.
  • Vòng đời sán lá gan.

    Sán lá gan đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng mỗi ngày) vì qua quá trình sinh sản, sán lá gan gặp nhiều nguy cơ gây tỉ lệ tử vong cao như: trứng không gặp nước, ấu trùng nở ra không gặp cơ thể ốc phù hợp hoặc cá thể ốc mà chúng kí sinh bị cá ăn mất. Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi. Ấu trùng chui vào sống ký sinh trong ốc ruộng, sinh sản cho nhiều ấu trùng có đuôi. Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc bám vào cây cỏ, bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng, trở thành kén sán. Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ, bèo và cây thủy sinh có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.

  • sán lá gan di chuyển nhờ lông bơi
  • Sán là những giun dẹp kí sinh ở gan và mật trâu bò làm chúng gầy rạc và chậm lớn.

  • 5Cả giun đũa đực, giun đũa cái đều sống kí sinh ở trong ruột non của người
  • Giun đũa có đặc điểm thích nghi với đời sống kí sinh ở ruột non người: 

    + Cơ thể dài thuôn nhọn 2 đầu, có vỏ cuticun bao bọc cơ thể bảo vệ cơ thể tránh tác dụng của dịch tiêu hóa ở ruột người, 

    + Hầu phát triển   dinh dưỡng khỏe.

    + đẻ nhiều trứng (200.000 trứng/ngày), có khả năng phát tán rộng.
  • giun đũa di chuyển hạn chế, chúng chỉ cong cơ thể lại và duỗi ra. Cấu tạo này thích hợp với động tác chui rúc trong môi trường ký sinh.
  • Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp ẩm & thoáng khí, phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. Người ăn phải trứng giun, đến dạ dày ấu trùng chui ra, xuống ruột non, vào máu, đi qua gan, tim, phổi, rồi lại về lại ruột non lần thứ hai mới chính thức ký sinh ở đấy.
  • Cách phòng tránh giun sán kí sinh:

    -Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

  • - Uống thuốc tẩy gium định kì ( 6 tháng 1 lần)

  • Ăn chín uống sôi.

  • -Thực hiện vệ sinh môi trường nhà ở thường xuyên

Giải thích các bước giải:Khác nhau:- Động vật không có thành Xenlulozo tế bào- Động vật không lấy chất hữu cơ để nuôi cơ thể- Động vật có thể di chuyển được, có hệ thần kinh và giác quan.

 

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

Các đặc điểm giống và khác nhau của động vật và thực vật

- Giống nhau:

+ Đều có cấu tạo tế bào.

+ Đề có khả năng lớn lên và sinh sản.

-  Khác nhau:

+ Về đặc điểm dinh dưỡng:

 Thực vật: có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể.

 Động vật: không có khả năng tổng hợp chất hữu cơ mà sử dụng chất hữu cơ có sẵn.

+ Về khả năng di chuyển:

 Thực vật không có khả năng di chuyển.

 Động vật có khả năng di chuyển.

+ Cấu tạo thành tế bào:

 Thực vật có thành tế bào xellulose.

 Động vật không có.

+ Hệ thần kinh và giác quan:

Thực vật không có hệ thần kinh và giác quan.

 Động vật có hệ thần kinh và giác quan.

Đặc điểm chung của động vật

- Có khả năng di chuyển.

- Có hệ thần kinh và giác quan.

- Dị dưỡng (khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn.

2.

Trùng roi: tự dưỡng và dị dưỡng, sống tự do

Trùng giày: dị dưỡng, sống tự do

Trùng kiết lị: dị dưỡng bằng cách nuốt hồng cầu, kí sinh

Trùng sốt rét: dị dưỡng, kí sinh

 Cấu tạo :

- Trùng roi: đơn bào, hình thoi, đầu tù, đuôi nhọn, có điểm mắt,có roi dài,có nhân , chất nguyên sinh,chất diệp lục,hạt dự trữ,không bào có bóp , màng cơ thể

-Trùng giày: nhân nhỏ,nhân lớn, miệng,hầu,không bào tiêu hóa, không bào co bóp,lông bơi,cấu tạo đơn bào,hình đế giày

-Trùng biến hình: đơn bào,chất nguyên sinh lỏng,nhân,không bào tiêu hóa,không bào co bóp,ngoài ra còn có thêm chân giả do chất nguyên sinh dồn về 1 phía

-Trùng kiết lị: cấu tạo đơn bào giống trùng biến hình nhưng chân giả ngắn hơn

- Trùng sốt rét: có kích thước nhỏ, đơn bào, không có bộ phận di chuyển,không có các không bào,hình thức dinh dưỡng được thực hiện qua màng tế bào

Nơi sống:

-Trùng roi: sống trong nước ( như ao,hồ,đầm,ruộng,vũng nước mưa,..)

 Dinh dưỡng:

+ Khi có ánh sáng trùng roi dinh dưỡng tự dưỡng như thực vật ( vì chúng có hạt diệp lục)

+ Khi không có ánh sáng chúng dị dưỡng như động vật (đồng hóa các chất hữu cơ có sẵn

-Trùng giày:sống trong cỏ ngâm,váng cống rãnh hoặc những váng nước đục

Dinh dưỡng : thức ăn ->rãnh miệng->hầu-> ko bào tiêu hóa (thức ăn đc tiêu giảm nhờ enzim)

-Trùng biến hình: sống ở mặt bùn trong các ao tù hay hồ nước lặng,đôi khi nổi lẫn trên các mặt ao,hồ

Dinh dưỡng: Tiêu hóa nội bào nhờ ko bào tiêu hóa 

-Trùng kiết lị: kí sinh ở thành ruột con người

dị dưỡng bằng cách nuốt hồng cầu, kí sinh

-Trùng sốt rét:kí sinh trong máu người

dị dưỡng bằng cách nuốt hồng cầu, kí sinh

3. 

Thủy tức:

+hình trụ dài,  trên có  lỗ miệng, xung quanh có các tua,dưới có để bám

 + cơ thể đối xứng tỏa tròn

Di chuyển 

+ di chuyển kiểu sau đo, lộn đầu

Dinh dưỡng 

+ Thủy tức bắt mồi bằng tua miệng

+ quá trình tiêu hóa được thực hiện trong ruột túi

+ chất bã được thải ra ngoài qua lỗ miệng

+ sự trao đổi khí được thực hiện qua thành cơ thể

Sinh sản 

+ sinh sản vô tính: mọc chồi, Tái Sinh

+ sinh sản hữu tính hình thành tế bào sinh dục đực,cái

San hô có khung xương đá vôi bất động

San hô sống ở đáy đại dương

sinh sản vô tính: mọc chồi, Tái Sinh

4. 

Sán lá gan dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chủ.

Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh đưa vào 2 nhánh ruột rồi sau đó phân thành nhiều nhánh nhỏ đế’ vừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.

Mặt khác, sán lá gan đe rất nhiều trứng và ấu trùng cũng có khả năng sinh sản làm cho số lượng cá thế ở thế hệ sau rất nhiều. Cho nên, dù tỉ lệ tứ vong cao, chúng vẫn còn sống sót và phát triển để duy trì nòi giống

di chuyển :Nhờ cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển, nên sán lá gan có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường ký sinh.

vòng đời:

Sán đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng mỗi ngày). Trứng gặp nước nở thành ấu’trung có lông bơi.

Ấu trùng chui vào sông kí sinh trong loài ốc ruộng, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng có đuôi.

Ấu trùng có đuôi rời khỏi cơ thế ốc, bám vào cây cỏ.,bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vò cứng, trỏ' thành kén sán.

Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.

5.

Giun đũa có đặc điểm thích nghi với đời sống kí sinh ở ruột non người:
+Cơ thể dài thuôn nhọn 2 đầu, có vỏ cuticun bao bọc cơ thể bảo vệ cơ thể tránh tác dụng của dịch tiêu hóa ở ruột người,
+Hầu phát triển -->  dinh dưỡng khỏe.
+ nhiều trứng (200.000 trứng/ngày), có khả năng phát tán rộng.

Vòng đời giun đũa:
- Trứng theo phân ra ngoài, dặp ẩm và thoáng khí phát triển thành ấu trùng trong trứng . Người ăn phải. Trứng giun đến ruột non ấu trùng chui ra --> vào máu đi qua gan -> tim -> phổi rồi về lại ruột non mới chính thức ký sinh ở đấy.

*Di chuyển

- Không có cơ quan di chuyển

- Di chuyển nhờ cơ dọc phát triển -> cong, duỗi để chui rúc

Biện pháp phòng chống :

Ăn chín uống sôi

Rửa tay trước hi ăn và sau khi đi vệ sinh xong

@dokieuthuytien12

Câu hỏi trong lớp Xem thêm