(1) Một vị vua treo một giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về “sự bình yên”. Nhiều họa sĩ đã trổ tài. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một. (2) Bức tranh thứ nhất vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ bởi vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời cao xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo. (3) Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông chẳng bình yên chút nào. Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây có một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó, giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang ngang nhiên đậu trên tổ của mình. “Bình yên thật sự! Và nhà vua đã chọn bức tranh thứ hai” a .Xác định nội dung chính b. Chỉ và gọi tên một biện pháp tu từ ở đoạn văn số 3? Nêu hiệu quả của phép tu từ đó? c. “Bình yên thật sự! Và nhà vua đã chọn bức tranh thứ hai”. Thông điệp nhà vua muốn gửi đến người đọc qua hai câu kết của truyện là gì?
1 câu trả lời
a, Nội dung chính là bức tranh mang thông điệp yên bình của hình ảnh gia đình.
b, Biện pháp so sánh "như trút"
Tác dụng: diễn tả sinh động và tăng sức gợi hình gợi cảm hình ảnh cơn mưa lớn xối xả.
c,
Thông điệp nhà vua muốn gửi đến là thông điệp về gia đình đoàn tụ, yêu thương dù cho thời tiết có khắc nghiệt đến thế nào.