1. Khái niệm về quyền trẻ em 2.Nghĩa vụ của trẻ em ? 3.Thế nào là môi trường ? 4.thế nào là tài nguyên thiên nhiên ? 5.Vai trò của môi trường và tàu nguyên thiên nhiên ? 6.Thế nào là bảo về môi trường và tài nguyên thiên nhiên ? cho ví dụ ? 7.Thế nào là di sản văn hóa vật thể?có mấy loại di sản văn hóa vật thể?nêu các khái niệm về các loại văn hóa đó cho ví dụ ? 8. ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa ? 9. Thế nào là tôn giáo ? 10.thế nào là tín ngưỡng ? 11.thế nào là mê tín dị đoan ? 12.thế nào là quyền tự do tín ngưõng tôn giáo ? 13.Cho tình huống sau : Khi đào móng làm nhà , ông tâm tìm được 1 cái bình cổ rất đẹp , ông đã đem cất cía bình đó đi a.Ông tâm làm như vậy là đúng hay sai ? Vì sao ? b.Nếu chứng kiến sự việc đó em sẽ làm gì ? AI LƯỚT QUA XIN HÃY TRẢ LỜI ToT

2 câu trả lời

1.Quyền trẻ em là những quyền con người được áp dụng dành riêng cho trẻ em, ở mỗi độ tuổi khác nhau thì trẻ em được hưởng quyền và gánh vác những nghĩa vụ khác nhau.Việc xem xét quy định và thực hiện quyền trẻ em phải xuất phát từ quan điểm của trẻ em,vì vậy quyền trẻ em là những đặc lợi mà trẻ em được hưởng theo quy định của pháp luật.

2.Yêu quý, kính trọng,hiếu thảo với ông bà,cha mẹ,kính trọng thầy giáo,cô giáo,lễ phép với người lớn,thương yêu em nhỏ,đoàn kết với bạn bè,giúp đỡ người già yếu,người khuyết tật,tàn tật,người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình,chăm chỉ học tập,giữ gìn vệ sinh,rèn luyện thân thể,thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông,giữ gìn của công,tôn trọng tài sản của người khác,bảo vệ môi trường,........còn rất nhiều nữa nhé!!

3.Môi trường là tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh chúng ta.Môi trường là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên như: không khí,nước,độ ẩm,sinh vật,xã hội loài người và các thể chế.

4.Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người (rừng cây, các động vật, thực vật quý hiếm, các mỏ khoáng sản, các nguồn nước, dầu, khí...).

5.Vai trò:

-Tạo ra cơ sở vật chất để phát triển kinh tế,văn hóa và xã hội

-Tạo cho con người phương tiện sống,phát triển tinh thần,trí tuệ,đạo đức

6.-Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường được trong lành,sạch đẹp,đảm bảo cân bằng sinh thái,cải thiện môi trường.Cải thiện khắc phục hậu quả xấu do con người gây ra.Cần khai thác,sử dụng hợp lí,tiết kiệm và tái tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên

-Nghiêm cấm mọi hành vi làm suy kiệt nguồn tài nguyên,hủy hoại môi trường,nếu bảo vệ tốt thì con người mới tạo dựng được cuộc sống tốt đẹp,bền vững

→Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ cấp bách và trọng yếu của quốc gia,sự nghiệp toàn dân

VD:

+Trồng cây gây rừng,phủ xanh đồi trọc

+Khai thác gỗ cần theo chu kì và kết hợp cải tạo rừng

+Giuwx gìn vệ sinh nơi ở,.....

+.......

8

-Nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quôc.

-Phát huy sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

-Làm cơ sở để thế hệ sau phát huy và phát triển

-............

9.Tôn giáo(đạo)có thể được định nghĩa là một hệ thống văn hóa của các hành vi và thực hành được chỉ định, quan niệm về thế giới, các kinh sách, địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các yếu tố siêu nhiên, siêu việt hoặc tâm linh. 

10.Tín ngưỡng là một hệ thống các niềm tin như 1 phần cấp thấp của tôn giáo mà con người tin vào để giải thích thế giới và vũ trụ mà để mang lại sự thịnh vương bình yên và thanh cao hạnh phúc cho bản thân và mọi người.

11.Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép...) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản,tính mạng.

12.Quyền tự do tín ngưỡng,tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, thuộc nhóm quyền dân sự và chính trị, được ghi nhận trong pháp luật quốc tế về quyền con người cũng như trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới.

13.Mình nhớ tình huống này nằm trong bài 16 môn GDCD lớp 8:

a.Ông Tâm làm vậy là sai vì:Chiếc bình không thuộc quyền sỡ hữu của ông,nên ông không có quyền chiếm giữ chiếc bình đó.Theo quy định thì mọt thứ trong lòng đất đều thuộc quyền sở hữu của toàn dân

b.Nếu chứng kiến em sẽ:

+Vận động ông Tâm đem chiếc bình đó nộp cho công an hoặc cơ sở văn hóa ở địa phương

+Gỉai thích cho ông hiêu rằng là:+Nghĩa vụ của mỗi công dân đều có nghĩa vụ phải giao nộp cổ vật mà mình tìm thấy cho nhà nước

                                                      +Isch lợi của việc đó:Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ,nghiên cứu,suy xét,giữ gìn để phát huy giá trị văn hóa

mỏi tay quá!!

chúc bạn học tốt!!!!!

1. Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển. Bao gồm quyền được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt mà mọi người, mọi gia đình dành cho trẻ em và cả quyền được cha mẹ ruột yêu thương, cũng như những nhu cầu căn bản: đc ăn uống, đc giáo dục phổ quát do nhà nước trả tiền, được chăm sóc sức khoẻ và các điều luật hình sự thích hợp với độ tuổi và sự phát triển của trẻ em. Những cách giải thích về quyền trẻ em thay đổi từ cho phép trẻ em khả năng tự quyết về hành động tới đảm bảo cho trẻ em tự do về thân thể, tinh thần và tình cảm không bị lạm dụng.

2. Nghĩa vụ của trẻ em:

- Yêu tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN Xã hội chủ nghĩa.

- Tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài sản của người khác.

- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn. 

- Chăm chỉ học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục.

- Ko đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích có hại cho sức khỏe.

3. Là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người có tác động đến đời sống, sự tồ tại và phát triển của con ngườivà thiên nhiên. Những điều kiện đó có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra.

4. Là những của cải có sẵn trong tự nhiênmà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cho nhu cầu sống của con người.

5. Vai trò:

- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người: Tạo ra cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội.

- Tạo cho con người phương tiện sống, phát triển trí tuệ, đạo đức. 

- Tạo cuộc sống tinh thần, làm cho con người vui tươi, khoẻ mạnh, làm giàu đời sống tinh thần.

6. a) Bảo vệ môi trường:

- Là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường, ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên tai tạo ra.

-  Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là khai thác sử dụng một cách hợp lí tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, tu bổ tái tạo nguồn tài nguyên có thể phục hồi.

    b) Biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:

- Thực hiện các qy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Biết tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Phê phán nhắc nhở các hiện tượng làm ô nhiễm môi trường hoặc báo cho các cơ quan có thẩm quyền để trừng trị nghiêm khắc kẻ cố tình gây huỷ hoại môi trường.

7. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. Công ước 2003 của UNESCO bác bỏ việc xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể nên không có khái niệm xếp hạng di sản theo cấp tỉnh, cấp quốc gia hay cấp thế giới.

* Có 2 loại di sản văn hóa vật thể

- Di sản văn hóa phi vật thể: là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

- Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:

+ Tiếng nói, chữ viết;

+ Ngữ văn dân gian;

+ Nghệ thuật trình diễn dân gian;

+ Tập quán xã hội và tín ngưỡng;

+ Lễ hội truyền thống;

+ Nghề thủ công truyền thống;

+ Tri thức dân gian.

- Di sản văn hoá vật thể: là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

- Di sản văn hóa vật thể bao gồm:

+ Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích);

+ Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

8. Bảo vệ di sản văn hóa để làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển. - Phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới.

9. Tôn giáo, đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng, hay thần thánh, và những đạo lý, tục lệ, và tổ chức liên quan đến niềm tin đó. 

10. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

11. Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng. Mê tín dị đoan bao gồm những hành vi ông đồng, bà cốt, tin xin xăm bói quẻ, tin ngày lành tháng dữ, tin số mạng sang hèn, tin coi tay xem tướng, tin cúng sao, cúng hạn, cúng kem, tin thầy bùa thầy chú, tin cầu cúng tai qua nạn khỏi...

12. Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là một nguyên tắc ủng hộ quyền tự do của cá nhân hay cộng đồng trong việc công khai hoặc bí mật thực hành, thờ phụng, rao giảng, hay tu tập một tôn giáo hay tín ngưỡng. Khái niệm này thường được thừa nhận là có bao gồm cả việc tự do thay đổi tôn giáo hoặc tự do không theo một tôn giáo nào.

13. a) Ông Tâm làm như vậy là sai vì chiếc bình ko thuộc quyền sở hữu của ông Tâm, nên ông Tâm ko có quyền giữ chiếc bình đó cho mình. Theo qui định của pháp luật thì mọi di sản trong lòng đất đều thuộc sở hữu của toàn dân.

b) Nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ vận động ông Tâm đem nộp chiếc bình cho chính quyền hoặc cơ sở văn hóa địa phương.

Chúc bạn học tốt