1. Đột biến cấu trúc NST là gì? Nêu và mô tả các dạng đột biến đó? 2. Những nguyên nhân gây ra đột biến cấu trúc NST 3. Tại sao biến đổi cấu trúc NST gây hại cho người và sinh vật? 4. Sự biến đổi số lượng NST thường thấy ở những dạng nào? 5. Cơ chế sự hình thành thể dị bội (2n+1) và (2n-1) ? 6. Hậu quả của đột biến dị bội? - Bài 24. Đột biến số lượng NST (tt) bài này các em tự đọc, tìm hiểu tế bào của thể đa bội, sự hình thành đa bội thể. giúp mình vs mình cảm ơn trước ạ
1 câu trả lời
Đáp án:
1.
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST
-Gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
- Mô tả từng dạng đột biến cấu trúc NST. ...
+ Lặp đoạn: NST đột biến có thêm một đoạn NST được lặp lại, làm cho NST đột biến dài hơn NST ban đầu.
2.
Nguyên nhân chủ yếu là do tác nhân ngoại cảnh hay trong tế bào. Có thể quan sát dưới kính hiển vi quang học. Các thể mất đoạn, thêm đoạn làm thay đổi chất liệu di truyền, thường gây tác hại cho cơ thể, nhất là cơ thể người.
3.
Đột biến cấu trúc NST gây hại cho con người và sinh vật vì trải qua quá trình tiên hóa lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. Đột biến cấu trúc NST làm mất đi sự hài hòa này, gây ra các rối loạn trên cấu trúc NST nên thường gây hại cho sinh vật.
4.
Sự biến đổi số lượng ở một cặp NST thường thấy ở dạng thể 3 nhiễm (2n+1) và thể một nhiễm (2n-1).
5.
Trong quá trình giảm phân ở tế bào sinh dục đực hoặc cái, một cặp nhiễm sắc thể không phân ly sinh ra giao tử mang cả hai nhiễm sắc thể ( n + 1) và giao tử thiếu hẳn nhiễm sắc thể đó (n - 1) . Khi thụ tinh, giao tử mang cả hai nhiễm sắc thể (n + 1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo ra hợp tử hợp tử 2n + 1 (thể ba nhiễm) , giao tử không mang nhiễm sắc thể nào (n - 1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo ra hợp tử 2n - 1 (thể một nhiễm).
6.
Hậu quả của đột biến dị bội là sự biến đổi số lượng NST làm mất cân bằng gen, có thể gây ra những rối loạn về sinh lí, sinh hóa trong tế bào và cơ thể dẫn đến các hội chứng bệnh lí khác nhau thậm chí gây chết.
tóm tắt bài 24:
Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 24 trang 69:
- Kích thước của cơ quan sinh dưỡng (tế bào xôma của cây rêu đa bội; thân, cành, lá của cây cà độc dược đa bội; củ cải đường đa bội) và cơ quan sinh sản (quả táo tứ bội) lớn hơn so với ở cây lưỡng bội.
- Có thể nhận biết cây đa bội bằng mắt thường qua những dấu hiệu: kích thước của các bộ phận trên cây đa bội lớn hơn cây lưỡng bội.
- Có thể khai thác các đặc điểm về "tăng kích thước của thân, lá, củ, quả" để tăng năng suất của những cây cần sử dụng các bộ phận này.
Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 24 trang 70:
- Trường hợp (a) do rối loạn nguyên phân.
- Trường hợp (b) do rối loạn giảm phân.
Bài 1 (trang 71 sgk Sinh học 9) :
- Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n).
- Ví dụ: các cây cà độc dược có các bộ NST khác nhau như: cây tam bội (3n = 36), cây lục bội (6n = 72), cây cửu bội (9n = 108), cây thập nhị (12n = 144).
Bài 2 (trang 71 sgk Sinh học 9) :
Dưới tác động của các tác nhân vật lí (phóng xạ, thay đổi nhiệt độ đột ngột) hay tác nhân hóa học (cônxixin…) vào tế bào trong quá trình phân bào hoặc ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong cơ thể có thể gây ra sự không phân li của các cặp NST trong quá trình phân bào.
- Ở hình 24.5 (a) ở nguyên phân, diễn ra sự tự nhân đôi của từng NST nhưng không xảy ra phân bào làm số lượng NST trong tế bào tăng gấp đôi hình thành thể tứ bội.
- Ở hình 24.5 (b) trong giảm phân, sự hình thành giao tử không qua giảm nhiễm và sự kết hợp các giao tử này trong thụ tinh đã dẫn tới hình thành thể tứ bội.
Bài 3 (trang 71 sgk Sinh học 9) :
- Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường qua các dấu hiệu như kích thước của tế bào, các cơ quan của cây tăng, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu tốt với điều kiện môi trường không thuận lợi.
- Ứng dụng các đặc điểm của chúng trong chọn giống cây trồng như việc tăng kích thước thân, cành cây lấy gỗ, tăng sản lượng gỗ cây rừng. Tăng kích thước thân, lá, củ đối với cây rau, ăn củ. Dựa vào đặc điểm sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt để chọn được giống có năng suất cao và sức chống chịu tốt với mọi điều kiện bất lợi của môi trường.
- Cây chuối ở nhà trồng là giống cây đa bội có nguồn gốc từ cây chuối rừng. Quá trình hình thành như sau: do điều kiện không bình thường trong quá trình phát sinh giao tử các cặp NST tương đồng ở chuối rừng không phân li trong giảm phân, hình thành giao tử 2n. Giao tử 2n này kết hợp với giao tử bình thường n tạo ra hợp tử tam bội 3n. Hợp tử này có quả to, ngọt, không hạt nên con người đã giữ lại trồng và nhân lên bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng (vì không có hạt) để tạo thành chuối nhà.
@chaucute12
1 ngày vv
;>>
mong ctlhn ạ!