1) Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào? 2) Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều? 2 câu cuối ngày hôm nay ak

2 câu trả lời

1,cơ thể dẹp,hình lá:chống lại các tác động lực của môi trường kí sinh

Cơ dọc cơ vòng,cơ lưng bụng phát triển:chun gian,phồng dẹp để chui rúc trong môi trường kí sinh

2,chúng sống và làm việc ở nơi đất ngập nước,trong đó có nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp với sán lá gan

 

Câu 1 :Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?

*Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh:

   - Cơ thể dẹp, hình lá: chống lại các lực tác động của môi trường kí sinh.

   - Cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển: chun giãn, phồng dẹp để chui rúc trong môi trường kí sinh.

   - Mắt và lông bơi tiêu giảm, các giác bám phát triển: bám chắc vào môi trường kí sinh.

   - Hầu có cơ khỏe, cơ quan tiêu hóa tiêu giảm chỉ còn 2 nhánh ruột, không có hậu môn: lấy được nhiều chất dinh dưỡng từ vật chủ và trực tiếp hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể.

   - Hệ sinh dục phát triển, lưỡng tính, ấu trùng cũng có khả năng sinh sản: sinh sản liên tục, số lượng trứng lớn đảm bảo duy trì thế hệ trong môi trường không thuận lợi.

Câu 2 :Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?

*Trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều vì:

- Chúng sống và làm việc ở môi trường đất ngập nước, trong đó có nhiều ốc nhỏ là vật chú trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan.

- Trâu bò ở nước ta thường uống nước và gặm cỏ trực tiếp ngoài thiên nhiên, ở đó có rất nhiều kén sán, sẽ được đưa vào cơ thể bò.

 Chúc bạn học tốt!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm