1. Cấu tạo của Động vật nguyên sinh 2. Vòng đời của sán lá gan 3. Sự đa dạng của giun dẹp 4. Vòng đời của giun đũa 5. Vai trò của giun đốt 6. Cách phòng tránh giun tròn kí sinh

2 câu trả lời

Đáp án

câu1 :cơ thể chỉ cấu tạo từ 1 tế bào và nhận mọi chức năng của cơ thể sống

Di chuyển bằng lông bơi , roi bơi, chân giả , hoặc tiêu giảm 

câu 2: 

  • Sán khoảng 4000 trứng mỗi ngày và rứng gặp nước nở thành ấu trùng  có lông bơi.
  • Ấu trùng chui vào sông kí sinh trong loài ốc ruộng, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng có đuôi.
  • Ấu trùng có đuôi rời khỏi cơ thế ốc, bám vào cây cỏ.,bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vò cứng, trỏ' thành kén sán.

câu 3 :

+ Đặc điểm chung của ngành Giun dẹp:

   - Cơ thể dẹp, có đối xứng hai bên, phân biệt đầu đuôi, lưng bụng.

   - Cơ quan tiêu hóa chưa phát triển, ruột phân nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn.

   - Ở loài kí sinh: giác bám phát triển, hầu khỏe.

   - Cơ quan sinh sản phát triển, ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian.

+ Lấy đặc điểm "dẹp" để đặt tên cho ngành vì ngành tập hợp các loài giun có đặc điếm chung là cơ thể dẹp theo chiều lưng bụng, dễ phân biệt với các ngành giun khác.

Câu 4 : 

Một con giun đũa cái có thể sản xuất 200.000 quả trứng mỗi ngày và 27 triệu trứng trong cuộc đời của mình. Trứng được sinh ra chia thành 3 loại: trứng thụ tinh, không thụ tinh và trứng phân rã.

Trứng được thụ tinh và vỏ trứng được giải phóng vào ruột của con người thông qua gonopore (lỗ sinh sản) của con gun cái.

Trong điều kiện thời tiết khác nghiệt (nhiệt độ thấp hoặc cao, clo, độ pH thấp, tia cực tím, vi sinh vật) trứng giun đũa có thể không nở trong vòng vài năm. 

câu 5

Vai trò chủ yếu 

  • Giun đất cày xới đất làm cho đất tơi xốp, có vai trò quan trọng đối với cây trồng và cây cối trong tự nhiên. Chúng còn là thức ăn tốt cho các loại gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).
  • Một số loài giun đốt biển (giun nhiều tơ, rọm, sá sùng...) là thức ăn cho một số động vật nước như cá.
  • Giun đỏ là thức ăn của cá cảnh.
  • Tuy nhiên, có một số loài như đỉa, vắt là vật kí sinh gây hại cho động vật.

Câu 6 

Tẩy giun theo định kì của bác sĩ 

vệ sinh sạch sẽ cơ thể ( nhất là tay , chân )

Ăn chín uống sôi

Đồ ăn phải đậy kĩ càng hư thì phải đổ ( trách để ruồi đậu)

Vệ sinh chỗ sinh hoạt và nghỉ ngơi của bản thân

1. Cấu tạo của Động vật nguyên sinh

→ Cơ thể được biệt hóa trên một nền tế bào (đơn bào hoặc  tâp đoàn),độc lập, kích thước nhỏ phân hóa phức tạp thành các cơ quan tử nhưng đảm nhận đầy đủ các chức phận sống như chuyển vận,cảm ứng,hô hấp bà tiết hấp thụ thức ăn, trao đổi chất..để tạo thành một cơ thể giống cơ thể đa bào. Về cấu trúc TB có hoặc không có ty thể có một hoặc nhiều nhân.

2. Vòng đời của sán lá gan

Sán lá gan trưởng thành bắt đầu đẻ trứng, trứng sẽ theo đường mật xuống ruột và ra ngoài theo phân. Khi trứng gặp nước nở ra ấu trùng lông (miracidium), sẽ mất từ 9 đến 21 ngày để hoàn tất quá trình này thành hình ấu trùng sán lá gan.Ấu trùng lông sán lá gan sẽ chọn ốc thuộc giống Limnea làm vật chủ trung gian và phát triển thành ấu trùng đuôi (cercaria) trong khoảng thời gian từ 6 đến 7 tuần. Khi ấu trùng lông rời khỏi vỏ ốc, chúng sẽ bơi tự do trong nước hoặc bám vào loại thực vật thủy sinh để tạo nang ấu trùng (metacercaria).Khi con người hoặc động vật (trâu, bò,...) ăn phải thực vật thủy sinh hoặc hoặc uống nước có chứa nang ấu trùng sán lá gan thì sẽ bị nhiễm sán lá gan. Nang ấu trùng sẽ xâm nhập vào thông qua đường miệng, thoát kén sau khoảng 1 giờ và xuyên qua thành ruột. Sau 2 giờ, chúng sẽ nằm ở ổ bụng và xuyên qua màng Glisson để vào gan. Trải qua 6 ngày kể từ khi thoát kén, nang ấu trùng xuất hiện ở gan và thành công di hành đến đường mật để ký sinh.

3. Sự đa dạng của giun dẹp

→ Loài , màu sắc , kích thước , môi trường kí sinh, thức ăn.

4. Vòng đời của giun đũa

→ Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp ẩm, thoáng khí, phát triển thành ấu trùng trong trứng. Người ăn phải trứng (qua rau sống, quả tươi,...) đến ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu, qua gan, tim, phổi, rồi trở lại ruột non lần thứ 2 mới chính thức kí sinh ở đấy

5. Vai trò của giun đốt

Giun đất cày xới đất làm cho đất tơi xốp, có vai trò quan trọng đối với cây trồng và cây cối trong tự nhiên. Chúng còn là thức ăn tốt cho các loại gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).

Một số loài giun đốt biển (giun nhiều tơ, rọm, sá sùng...) là thức ăn cho một số động vật nước như cá.

Giun đỏ là thức ăn của cá cảnh.

6. Cách phòng tránh giun tròn kí sinh

→ Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất. - Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.

Học tốt ^^!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm