1. a/ Em sẽ làm gì nếu các bạn bẻ cành cây, ngắt hoa trong sân trường. b/ Kể những việc làm của em góp phần bảo vệ di sản văn hóa. 2. a/ Kể những quyền cơ bản của trẻ em VN. Mỗi quyền cho một vd. b/ Em hiểu môi trường là gì? Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm MT và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên? Em và các bạn của mình sẽ hành động như thế nào để bảo vệ môi trường? Kể tên một loại tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt. c/ Phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan. Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân. d/ Dũng sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng lại ham chơi, lười học, không nghe lời bố mẹ. Nhiều lần cậu trốn học đi chơi, thành tích học tập ngày càng kém. Vậy Dũng đã không làm tròn bổn phận gì? Nếu em là Dũng em sẽ làm gì?

2 câu trả lời

1a) 

Nếu các bạn bẻ cành cây, ngắt hoa thì em sẽ khuyên các bạn không nên làm vậy để bảo vệ môi trường
b) Không phá những di sản vhoa danh lam thắng cảnh
2) Quyền đc bảo vệ : Đc làm khai sinh và đc bảo vệ tính mạng
b) MT là toàn bộ các đk tự nhiên nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến sự tồn tại và phát triểncủa con người
c) không biết làm, mong bạn thông cảm
d) Dũng đã không làm tròn bổn phận học tập chăm chỉ 
Nếu em là Dũng thì em sẽ chăm chỉ học tập, vâng lời bố mẹ và không ăn chơi lêu lỏng

1a/

Em sẽ khuyên các bạn đừng nên bẻ cành ngắt hoa trong trường biết yêu cây xanh và thiên nhiên nếu các bn bẻ cành ngắt hoa vậy sẽ dẫn đến thiếu hụt những bông hoa mà do chính những người có công chăm sóc đẻ tạo ra những bông hoa tươi đẹp.

b/Phải trông nom, giữ gìn cẩn thận

Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh

Nhắc nhở, tuyên truyền mọi người có ý thức bảo vệ di sản văn hóa

Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm bảo vật

Tổ chức, tham gia tìm hiểu di tích lịch sử

2a/

Quyền bảo vệ

Quyền chăm sóc

Quyền giáo dục

VD: Trẻ em, được nhà nước trân trọng bảo vệ tính mạng, danh dự và nhân phẩm.

b/

môi trường là một tổ hợp gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau. Các yếu tố này ảnh hưởng tới sản xuất, đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người cũng như thiên nhiên.

Nguyên nhân tự nhiên

  • Sự phun trào nham thạch của núi lửa dưới lòng biển cũng gây nên hiện tượng các loài sinh vật bị chết hàng loạt. Khiến nguồn nước bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực
  • Do sự bào mòn hay sạt lở núi đồi.
  • Do sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mưa rơi xuống đất.
  • Do triều cường nước dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông
  • Hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Asen và các chất kim loại nặng…
  • Nguyên nhân do con người
    • Việc sử dụng chất nổ, dùng điện, chất độc để đánh bắt thủy hải sản của con người sẽ khiến các loài sinh vật chết hàng loạt. Việc này có thể dẫn đến việc một số loài bị tuyệt chủng. Ngoài ra, do việc khai thác này rất khó kiểm soát nên các xác thủy hải sản còn xót lại trên biển sẽ bị phân hủy. Gây ô nhiễm cho nước biển.
    • Các vùng nước lợ, rừng ngập mặn ven biển và các hệ rạn san hô chưa được bảo tồn tốt dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái dưới biển và làm mất đi môi trường sống của một số loài lưỡng cư.
    • Chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp,… Chưa được xử lý từ các khu đô thị hay các nhà máy sản xuất công nghiệp đổ ra sông. Rồi theo dòng chảy ra biển gây là nguyên nhân ô nhiễm nặng nề.
    • Ngoài ra, việc vứt rác thải bừa bãi, thiếu văn hóa từ hoạt động du lịch. Đây chính là nguyên nhân gây nên hậu quả ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng.
    • Các hoạt động khai thác

      Kiểm soát môi trường biển là một trong những phương pháp để bảo vệ môi trường biển hiệu quả nhất. Cần có những hoạt động tuần tra, kiểm soát các hoạt động đánh bắt, khai thác trên biển.

      Nghiêm cấm những hành vi sử dụng chất nổ, kích điện hay hóa chất độc hại. Những hoạt động này sẽ khiến thủy hải sản bị chết hàng loạt khiến một số loài có khả năng bị tuyệt chủng. Cần có những chế tài xử phạt nghiêm khắc với những hành vi cố tình hay không chấp hành luật pháp của nhà nước.

      Ngoài ra, cần quy hoạch hoạt động đánh bắt thủy hải sản theo các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề,… Để tránh tình trạng khai thác tràn lan, không phù hợp và khó quản lí như hiện nay.

    • Xử lý khí thải, rác thải từ hoạt động công nghiệp

      Nước thải, chất thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước biển rất đáng chú ý. Do đó, nhà nước cần yêu cầu những công ty phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải trước khi thải xả ra môi trường.

    • Kể tên một loài tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt
    •  Rừng
    • Đất
    • Tài nguyên khoáng sản
    • Khí thiên nhiên
    • Dầu 
    • Than
    • C/Phân biệt tính ngưỡng
    • Sự giống nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡngMột là, những người có tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Tin lành,…) và có sinh hoạt tín ngưỡng dân gian (tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ Mẫu,…) đều tin vào những điều mà tôn giáo đó và các loại hình tín ngưỡng đó truyền dạy, mặc dù họ không hề được trông thấy Chúa Trời, đức Phật hay cụ kỵ tổ tiên hiện hình ra bằng xương bằng thịt và cũng không được nghe bằng chính giọng nói của các đấng linh thiêng đó.Sự giống nhau thứ hai giữa tôn giáo và tín ngưỡng là những tín điều của tôn giáo và tín ngưỡng đều có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa các cá thể với nhau, giữa cá thể với xã hội, với cộng đồng, giải quyết tốt các mối quan hệ trong gia đình trên cơ sở giáo lý tôn giáo và noi theo tấm gương sáng của những đấng bậc được tôn thờ trong các tôn giáo, các loại hình tín ngưỡng đó.
    • Sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡngMột là, nếu tôn giáo phải có đủ 4 yếu tố cấu thành, đó là: giáo chủ, giáo lý, giáo luật và tín đồ, thì các loại hình tín ngưỡng dân gian không có 4 yếu tố đó. Giáo chủ là người sáng lập ra tôn giáo ấy (Thích ca Mâu ni sáng lập ra đạo Phật, đức chúa Giê su sáng lập ra đạo Công giáo, nhà tiên tri Mô ha mét sáng lập ra đạo Hồi,…); giáo lý là những lời dạy của đức giáo chủ đối với tín đồ; giáo luật là những điều luật do giáo hội soạn thảo và ban hành để duy trì nếp sống đạo trong tôn giáo đó; tín đồ là những người tự nguyện theo tôn giáo đó[1].Hai là, nếu đối với tín đồ tôn giáo, một người, trong một thời điểm cụ thể, chỉ có thể có một tôn giáo thì một người dân có thể đồng thời sinh hoạt ở nhiều tín ngưỡng khác nhau. Chẳng hạn, người đàn ông vừa có tín ngưỡng thờ cụ kỵ tổ tiên, nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch hàng tháng, ông ta còn ra đình lễ Thánh. Cũng tương tự như vậy, một người đàn bà vừa có tín ngưỡng thờ ông bà cha mẹ, nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch hàng tháng còn ra miếu, ra chùa làm lễ Mẫu,…Ba là, nếu các tôn giáo đều có hệ thống kinh điển đầy đủ, đồ sộ thì các loại hình tín ngưỡng chỉ có một số bài văn tế (đối với tín ngưỡng thờ thành hoàng), bài khấn (đối với tín ngưỡng thờ tổ tiên và thờ Mẫu). Hệ thống kinh điển của tôn giáo là những bộ kinh, luật, luận rất đồ sộ của Phật giáo; là bộ “Kinh thánh” và “Giáo luật” của đạo Công giáo; là bộ kinh “Qur’an” của Hồi giáo,… Còn các cuốn “Gia phả” của các dòng họ và những bàhát chầu văn mà những người cung văn hát trong các miếu thờ Mẫu không phải là kinh điển.
Câu hỏi trong lớp Xem thêm