I – HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
Có hai loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm
Quy ước:
+ Điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa gọi là điện tích dương $\left( + \right)$
+ Điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm $\left( - \right)$
- Khi các vật nhiễm điện đặt lại gần nhau thì chúng tác dụng lực lên nhau (gọi là tương tác điện):
+ Hai vật nhiễm điện cùng loại (cùng dấu) thì đẩy nhau
+ Hai vật nhiễm điện khác loại (khác dấu) thì hút nhau
Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.
II – SƠ LƯỢC VỀ CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
Mọi vật đều được cấu tạo từ các nguyên tử
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân
- Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó, bình thường nguyên tử trung hòa về điện
- Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.