1. Khái niệm cung - cầu
- Cầu: là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.
Cầu được hiểu là tên gọi tắt của nhu cầu có khả năng thanh toán.
- Cung: là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.
2. Mối quan hệ cung - cầu
Nội dung của quan hệ cung - cầu
- Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.
Biểu hiện của nội dung quan hệ cung - cầu
+ Cung – cầu tác động lẫn nhau.
Cầu tăng => sản xuất mở rộng => cung tăng
Cầu giảm => sản xuất thu hẹp => cung giảm
+ Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
Cung > cầu => giá giảm
Cung < cầu => giá tăng
Cung = cầu => giá cả = giá trị
+ Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu.
Giá tăng => sản xuất mở rộng => cung tăng
Giá giảm => sản xuất thu hẹp => cung giảm
=> Giá cả và cung tỉ lệ thuận với nhau
Giá tăng => cầu giảm
Giá giảm => cầu tăng
=> Giá cả và cầu tỉ lệ nghịch với nhau.
3. Vận dụng quan hệ cung – cầu
a. Đối với Nhà nước
Điều tiết cung – cầu trên thị trường thông qua pháp luật, chính sách nhằm cân đối lại cung – cầu ổn định giá cả và đời sống của nhân dân.
b. Đối với người sản xuất, kinh doanh
- Tăng sản xuất kinh doanh khi cung < cầu, giá cả > giá trị.
- Thu hẹp sản xuất kinh doanh khi cung > cầu, giá cả < giá trị.
c. Đối với người tiêu dùng
- Giảm mua các mặt hàng khi cung < cầu, giá cao.
- Mua các mặt hàng khi cung > cầu, giá thấp.