Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà?
Truyện cổ nước mình
(trích)
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ trì.
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang
Thị thơm thị giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm, cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ, chẳng ra việc gì
Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
(theo Lâm Thị Mỹ Dạ)
Độ trì: (phật, tiên,…) cứu giúp và che chở cho người khác.
Độ lượng: rộng rãi, dễ tha thứ cho người khác.
Đa tình: giàu tình cảm (nghĩa trong bài)
Đa mang: lo lắng, quan tâm đến nhiều người, nhiều việc (nghĩa trong bài)
Trả lời bởi giáo viên
Vì truyện cổ nước mình rất nhân hậu, ý nghĩa rất sâu xa.
Vì truyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của cha ông: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang,..
Vì truyện cổ truyền cho đời sau nhiều lời dăn dạy quý báu của cha ông: nhân hậu, ở hiền gặp lành, chăm làm, sống có chính kiến,…
Tác giả yêu truyện cổ nước nhà là vì:
- Vì truyện cổ nước mình rất nhân hậu, ý nghĩa rất sâu xa
- Vì truyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của cha ông: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang,..
- Vì truyện cổ truyền cho đời sau nhiều lời dăn dạy quý báu của cha ông: nhân hậu, ở hiền gặp lành, chăm làm, sống có chính kiến,…
Hướng dẫn giải:
Con đọc kỹ lại toàn bài thơ và lựa chọn những đáp án đúng.