Trả lời bởi giáo viên

Đáp án đúng:

B. Vứt xác động vật ra ngoài đường.

Hành động gây ảnh hưởng tới cảnh quan xóm làng, đường phố, trường học đó là: Vứt xác động vật ra ngoài đường.
Đáp án đúng: B.

Hướng dẫn giải:

Con suy nghĩ và trả lời.

Câu hỏi khác

Câu 1:

Con hãy đọc bài kể chuyện của bạn Tuấn về truyện Cây tre trăm đốt sau và cho biết ý nghĩa của câu chuyện là gì?

                  Ngày xưa có một tên nhà giàu hà tiện, bủn xỉn thuê được một anh người làm khỏe mạnh, được việc. Dù làm được việc nhưng lão ta không muốn trả công nên đã đánh lừa anh chàng nọ, nói với anh ta rằng nếu chịu khó làm lụng trong ba năm thì lão ta sẽ gả con gái cho anh chàng. Vốn thật thà nên anh chàng nọ lập tức tin lời của lão nhà giàu. Suốt ba năm liền anh làm việc không quản nắng mưa, làm ra bao của cải vật chất cho lão hà tiện, khiến cho cơ ngơi của lão ngày càng lớn, tiền bạc ngày càng nhiều. Nhưng đến thời hạn ba năm giao ước thì lão ta lại tính kế nuốt lời.

                 Lão nhà giàu nói với anh người làm nghèo rằng hãy vào rừng kiếm cho được cây tre trăm đốt mang về để lão ta làm đũa mời cỗ cả làng. Vẫn tin vào lời của lão nhà giàu, anh chàng vội vã mang theo dao và những dụng cụ cần thiết vào rừng tìm tre. Trong khi anh chàng vào rừng tìm tre thì ở nhà lão nhà giàu đã tổ chức đám cưới linh đình cho con gái mình cùng với một người nhà giàu trong thôn, không khí vô cùng tấp nập, huyên náo. Ở trong rừng, anh chàng nhà nghèo tìm hết cây tre này đến cây tre khác, chặt ngã rất nhiều cây tre nhưng không có cây tre nào có đủ một trăm đốt.

                   Anh ta đốn những cây tre cao nhất, nhưng đếm đi đếm lại cũng chỉ có khoảng bốn mươi đốt. Quá tuyệt vọng nên anh ta đã ngồi ôm mặt khóc nức nở. Bỗng nhiên trước mặt anh ta xuất hiện một ông lão đầu tóc bạc phơ, tay cầm cây phất trần trắng muốt. Tiên ông hỏi anh chàng “Tại sao con lại khóc” thì anh chàng đáp “Con không tìm được cây tre trăm đốt, con đã làm việc vất vả suốt ba năm nhưng nếu không kiếm được cây tre trăm đốt thì con không lấy được vợ”. Thấy vậy, tiên ông mỉm cười và nói với chàng trai hãy đi kiếm một trăm đốt tre lại đây.

                Thấy vậy chàng trai vội vàng chặt đủ một trăm đốt tre, tiên ông dạy chàng trai một câu thần chú để gắn kết những đốt tre này lại thành một cây tre trăm đốt. Đó là câu thần chú “Khắc nhập khắc nhập”. Nhưng chàng trai lại buồn rầu vì không thể vác cây tre trăm đốt này về nhà. Tiên ông lại một lần nữa dạy chàng trai câu thần chú “Khắc xuất khắc xuất” để những đốt tre rời ra, dễ dàng mang về nhà. Khi mang tre về nhà, thấy đám cưới linh đình, chàng trai biết lão nhà giàu lừa mình nên đọc câu thần chú khắc nhập, khắc nhập, lão nhà giàu bị dính vào thân cây tre.

                Lão ta sợ hãi kêu khóc, van xin tha mạng và hứa sẽ gả con gái cho chàng trai nghèo. Lúc này chàng trai mới đọc thần chú khắc xuất, khắc xuất. Chàng trai nghèo lấy được con gái của lão nhà giàu, họ sống với nhau hạnh phúc mãi mãi.

93 lượt xem
Xem đáp án
2 năm trước
Câu 5:

Dưới đây là bài kể chuyện cho để bài “Em (hoặc người xung quanh) đã làm gì để góp phần giữ gìn xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp?” Con hãy cho biết các bạn nhỏ trong khu phố đã làm gì để hưởng ứng khẩu hiệu “sạch nhà đẹp phố” do ủy ban Nhân dân thị xã phát động?

              Tôi xin kể cho các bạn nghe câu chuyện của ở khu phố tôi hưởng ứng khẩu hiệu “sạch nhà đẹp phố” do ủy ban Nhân dân thị xã phát động tuần trước. Chuyện như thế này.

            Sáng chủ nhật hôm ấy, mọi người trong khu phố không hiểu sao tụi nhỏ lại ra đường sớm thế. Trên tay đứa nào đứa nấy đều cầm một cái chổi tàu cau và que gắp, tập trung ở đầu ngõ. Bác Khánh - trưởng khu phố - đi ngang qua hỏi: “Các cháu làm gì mà đứng ở đây?” Tôi nhanh nhẹn trả lời: “Chúng cháu làm vệ sinh khu phố bác ạ!” Bác khen chúng tôi: “Các cháu giỏi quá. Nhớ cẩn thận đừng để xảy ra tai nạn nhé!” Con đường vào khu phố của chúng tôi dài khoảng hai trăm mét. Đứa dùng que gắp các bịch mủ, đứa cầm chổi quét rác vun vào một đống, bỏ vào thùng rác công cộng. Vừa làm chúng tôi vừa chuyện trò rôm rã. Chỉ hơn một tiếng đồng hồ sau, con đường Trâm Bầu đi qua khu phố tôi sạch bóng. Các cô các chú đi ngang qua, ai cũng buông một lời khen: “Tụi nhỏ khu phố mình ngoan thật!” Đứa nào đứa mấy nhìn nhau mỉm cười. Anh Thành học trên tôi một lớp tập trung chúng tôi lại nói: “Từ đây trở đi, đúng vào sáng chủ nhật hàng tuần, mời các bạn tập trung ở đầu ngõ với dụng cụ lao động mà các bạn có hôm nay, chúng ta làm vệ sinh đường phố của mình như hôm nay”

           Chuyện làm “sạch nhà đẹp phố” của chúng tôi là thế đấy.Chuyện cũng đơn giản thôi nhưng lại khiến tôi nhớ mãi. Khi được góp một phần công sức bé nhỏ làm việc có ích cho xã hội trong lòng cảm thấy sung sướng, lâng lâng đến kì lạ.

101 lượt xem
Xem đáp án
2 năm trước