Thí sinh đọc Bài đọc và trả lời các câu hỏi:
Người ta thường nói, khi phải đối mặt với những chuyện không như ý muốn, ta cần học cách “vứt bỏ”. Nhưng đó không phải là chiến lược đúng đắn khi đối đầu với “chiếc xe rác”. Thay vào đó, chúng ta cần học cách “bỏ qua” những biểu hiện tiêu cực đó. Bởi vì để vứt bỏ một điều gì thì trước đó bạn đã để nó thẩm thấu vào cuộc sống của mình rồi. Cho nên dù bạn có thể vứt bỏ những điều không hay đó thì ký ức về một “chiếc xe rác” vẫn sẽ lưu lại trong tâm trí bạn.
Những suy nghĩ tiêu cực này sẽ không thể ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn, nếu bạn biết cách kìm hãm chúng. Do đó, đừng tiêu tốn thời gian hay năng lượng để lo nghĩ về những “chiếc xe rác” ấy nữa, mà hãy dành nguồn lực quý giá đó để nghĩ đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống của bạn.
Cách bạn đối phó với những rắc rối thường ngày ảnh hưởng đến hạnh phúc và thành công của bạn nhiều hơn bạn nghĩ. Trong cuốn Stress, Appraisal and Coping (Áp lực, nhận định và đối phó) hai tác giả Susan Folkman và Richard Lazarus, chuyên gia tâm lý học, đã phát hiện ra rằng nếu được tích lũy lại thì những rắc rối trong cuộc sống thường ngày có thể tạo ra một áp lực nặng nề hơn cả tác động của một số sự kiện đau buồn nhất trong cuộc đời chúng ta.
(Theo David J.Pollay, Bài học kì diệu từ chiếc xe rác, NXB Tổng hợp TP.HCM)
Câu văn dưới đây có thành phần biệt lập nào?
Trong cuốn Stress, Appraisal and Coping (Áp lực, nhận định và đối phó) hai tác giả Susan Folkman và Richard Lazarus, chuyên gia tâm lý học, đã phát hiện ra rằng nếu được tích lũy lại thì những rắc rối trong cuộc sống thường ngày có thể tạo ra một áp lực nặng nề hơn cả tác động của một số sự kiện đau buồn nhất trong cuộc đời chúng ta.
Trả lời bởi giáo viên
Thành phần phụ chú: chuyên gia tâm lý học, bổ trợ thông tin cho “hai tác giả Susan Folkman và Richard Lazarus”
Hướng dẫn giải:
Nhớ lại các thành phần biệt lập đã học.