Thí sinh đọc Bài đọc và trả lời các câu hỏi:
(1) Ngược lại với những kỳ vọng về sự hoàn hảo ở đứa trẻ, trong xã hội hiện đại, nhiều phụ huynh lo sợ con mình chịu áp lực, nên đã chủ trương để con thoải mái chơi là chính, không quan trọng việc học tập và rèn luyện để đạt thành tích tốt. Tôi cũng không đồng ý với quan điểm này. Bởi vì cuộc đời đứa trẻ rất dài, bố mẹ chỉ ở bên con cho đến tuổi trưởng thành. Khi bước vào đại học, các em sẽ phải va vấp xã hội. Lúc này bố mẹ không thể kiểm soát và giám sát. Trên con đường lập nghiệp, sẽ có rất nhiều áp lực, thậm chí là áp lực khủng khiếp. Để trẻ vượt qua những áp lực trên con đường đó thì chẳng cách nào tốt hơn là cha mẹ phải dạy trẻ “tự lái” ngay từ khi còn nhỏ.
(2) Bản chất của áp lực là dương, nên cuộc sống luôn phải có một số áp lực. Một đứa trẻ không vượt qua nổi áp lực, sau này lớn lên, tôi tin đứa trẻ đó sẽ rất khó thành công trong cuộc sống. Nhưng có áp lực chịu được, có áp lực độc hại. Với một đứa trẻ, để dạy chúng “tự lái”, cha mẹ nên biết tạo áp lực vừa phải, đủ giúp chúng kiểm soát tốt bản thân và để cha mẹ hiểu tâm sinh lý, khả năng của con nhằm đồng hành với chúng.
(Áp lực thành tích - Trần Văn Phúc, Vnexpress, Thứ bảy. 18/12/2021)
Phép liên kết nào được sử dụng trong đoạn (2)?
Trả lời bởi giáo viên
Đoạn (2) sử dụng phép lặp và phép nối:
- Phép lặp: lặp từ “áp lực”, “một đứa trẻ”.
- Phép nối: từ “Nhưng” có tác dụng nối với câu trước.
Hướng dẫn giải:
Đọc kĩ đoạn văn (2), nhớ lại các phép liên kết đã học.