Câu hỏi:
2 năm trước

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Ứng dụng công nghệ mới trong sấy gỗ rừng trồng

    (1) Với quỹ đất lâm nghiệp chiếm  hơn 55% diện tích tự nhiên, trong  đó  rừng  trồng  có  diện  tích  gần  120.000 ha, hàng năm cung cấp  sản lượng gỗ có thể khai thác trên  300.000 m 3  (keo, bạch đàn...), Phú  Thọ là tỉnh có tiềm năng nguyên  liệu  gỗ  rừng  trồng  rất  lớn.  Mấy  năm gần đây, các cơ sở chế biến  gỗ bóc, gỗ thanh quy mô hộ gia  đình đang phát triển nhanh tại các  huyện

có nhiều rừng trồng ở Phú  Thọ (toàn tỉnh có khoảng 550 cơ  sở chế biến gỗ nhỏ lẻ). Tuy nhiên,  công nghiệp chế biến, sử dụng gỗ  rừng trồng ở đây còn bị đánh giá  là thiếu quy hoạch  và phát triển  không bền vững, hiệu quả sử dụng  nguyên liệu gỗ thấp, chưa mang  lại thu nhập xứng đáng cho người  trồng rừng và góp phần phát triển  kinh tế địa phương. Nguyên nhân  chủ yếu là do gỗ được sử dụng  ở dạng thô: bán gỗ tròn cho các  nhà máy giấy, một số cơ sở thu  mua gỗ làm nguyên liệu băm dăm  gỗ xuất khẩu, một phần nhỏ khác  làm nguyên liệu gỗ bóc. Lượng gỗ  sử dụng làm gỗ xẻ đóng đồ mộc  hầu như không đáng kể. Theo kết  quả điều tra, hiện tại ở Phú Thọ  chưa có cơ sở chế biến gỗ xẻ và  sấy khô quy mô lớn, sử dụng công  nghệ và thiết bị tiên tiến để có thể  tạo ra sản phẩm gỗ đáp ứng yêu  cầu sản xuất đồ mộc chất lượng  cao. Các xưởng chế biến gỗ rừng  trồng hiện chủ yếu ở quy mô nhỏ  (công suất tiêu thụ nguyên liệu từ  10  đến  20  m 3 /ngày),  sản  phẩm  gỗ xẻ chủ yếu sử dụng làm cốp  pha  xây  dựng  hoặc  làm  nguyên  liệu đóng các sản phẩm mộc dân  dụng  chất  lượng  thấp,  phục  vụ  tiêu dùng tại địa phương. Đây là  nguyên nhân chính hạn chế khả  năng đưa cây keo (sản phẩm chủ  lực của rừng trồng) trở thành hàng  hóa và là sản phẩm đặc trưng của  bà con nhân dân miền núi.  

    (2) Tăng  cường  và  chủ  động  khai  thác  nguồn  nguyên  liệu  trong  nước,  đặc  biệt  là  sử  dụng  gỗ rừng trồng là định hướng của  ngành công nghiệp chế biến gỗ  Việt Nam. Trước nhu cầu tiêu thụ  nguyên liệu gỗ nói chung, gỗ keo  nói riêng của ngành công nghiệp  chế biến gỗ ngày càng tăng, việc  đầu tư xây dựng một mô hình chế  biến, sấy gỗ rừng trồng nói chung  và gỗ keo nói riêng với công nghệ  tiên tiến trong thời điểm hiện nay  là  rất  cần  thiết  và  phù  hợp  với  điều kiện của tỉnh Phú Thọ, nhằm  góp phần tạo việc làm, tăng thu  nhập cho người trồng rừng (nhờ  việc thu mua gỗ tròn làm gỗ xẻ  giá  cao  hơn).  Xuất  phát  từ  thực  tiễn đó, Công ty Cổ phần Thương  mại và Xây dựng Ngọc Ninh đã  đề xuất và được phê duyệt thực  hiện dự án “Ứng dụng công nghệ  mới  trong  sấy  gỗ  rừng  trồng  tại  tỉnh  Phú  Thọ”  (thuộc  Chương  trình nông thôn miền núi giai đoạn  2016-2025).  Dự  án  được  thực  hiện với sự hỗ trợ công nghệ của  Viện  Nghiên  cứu  Công  nghiệp  rừng (Viện Khoa học Lâm nghiệp  Việt Nam).

    (3) Nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nhờ ứng dụng công nghệ mới

Dự  án  “Ứng  dụng  công  nghệ  mới  trong  sấy  gỗ  rừng  trồng  tại  tỉnh Phú Thọ” được thực hiện với  mục  tiêu  xây  dựng  và  đưa  vào  vận hành hệ thống lò sấy gỗ với  công nghệ và thiết bị tiên tiến, có  chế độ sấy được điều khiển, giám  sát tự động, công suất 90 m 3 /mẻ  nhằm  nâng  cao  chất  lượ ng  gỗ  phục vụ chế biến ván ghép thanh,  góp phần sử dụng hiệu quả nguồn  nguyên liệu gỗ rừng trồng  ở địa  phương,  phát  triển  chuỗi  cung  ứng và tiêu thụ sản phẩm gỗ keo  chất lượng cao.  

    (4) Sau  hơn  2  năm  thực  hiện  (tháng  11/2016-4/2019),  dự  án  đã hoàn thành tốt các mục tiêu và  nội dung đề ra. Cụ thể: dự án đã  xây dựng được 1 hệ thống lò sấy  gỗ với công nghệ và thiết bị tiên  tiến, chế độ sấy được điều khiển,  giám sát tự động, công suất sấy  120 m 3 /mẻ (vượt hơn 30% so với  kế hoạch) tại xã Yên Kiện, huyện  Đoan  Hùng,  tỉnh  Phú  Thọ;  xây  dựng  được  quy  trình  công  nghệ  sấy  gỗ  rừng  trồng  (gỗ  keo)  phù  hợp  với  hệ  thống  lò  sấy  đã  xây  dựng; tiếp nhận thành công công  nghệ sấy gỗ điều khiển, giám sát  tự động để sấy gỗ xẻ từ nguồn gỗ  keo lai và keo tai tượng...

    (5) Bên cạnh đó, dự án còn đào tạo  được 5 kỹ thuật viên làm chủ công  nghệ sấy gỗ rừng trồng, từ bước  lựa chọn, phân loại gỗ trước sấy;  sắp xếp đưa gỗ vào - ra lò sấy;  kỹ thuật sấy gỗ xẻ từ nguồn gỗ  keo lai và keo tai tượng; kỹ thuật  vận hành lò hơi; kỹ thuật đánh giá  chất lượng gỗ xẻ trước và sau khi  sấy, đồng thời tổ chức tập huấn  cho 70 lao động phổ thông về kỹ  thuật vận hành hệ thống sấy gỗ...  Đặc  biệt,  trên  cơ  sở  công  nghệ  được chuyển giao từ Viện Nghiên  cứu Công nghiệp rừng, dự án đã  sản xuất được 500 m 3  sản phẩm  gỗ sấy đạt độ ẩm theo yêu cầu  (10-12%), tỷ lệ hư hỏng gỗ sấy do  khuyết tật thấp (dưới 15%). Sản  phẩm gỗ sấy của dự án đã được  Công ty TNHH Trung Thành (Phú  Thọ)  ký  hợp  đồng  tiêu  thụ  với  công suất 4.000 m 3 /năm.

    (6) Nói về hiệu quả của dự án, ông  Đỗ Hữu Ngọc - Chủ nhiệm dự án  cho biết: về mặt kinh tế, nếu bán  gỗ xẻ không sấy thì lợi nhuận thu  được lớn hơn bán gỗ tròn khoảng  130.000  đồng/m 3 ,  còn  khi  bán  gỗ xẻ đã sấy lợi nhuận tăng lên  khoảng  370.000  đồng/m 3 .  Như  vậy, lợi nhuận công ty thu được  khi bán gỗ xẻ đã sấy so với không  sấy  hiện  tại  là  khoảng  240.000  đồng/m 3 , con số này chưa phải là  cao nhất do chi phí ban đầu (khấu  hao tài sản, thiết bị) còn lớn. Sau khi phát huy hết công suất, giảm  chi phí khấu hao tài sản, chi phí  nguyên liệu đốt nhờ tận dụng phế  phẩm từ quá trình xẻ gỗ, lợi nhuận  Công ty thu được sẽ cao dần lên.  Bên  cạnh hiệu  quả  kinh  tế  trực  tiếp, hệ thống sấy gỗ của Công  ty đi vào hoạt động còn tạo thêm  công  ăn  việc  làm  thường  xuyên  cho gần 30 công nhân.  

    (7) Về hiệu quả xã hội, dự án được  triển  khai  thành  công  đã  tạo  ra  sản  phẩm  mới  cho  địa  phương,  thúc  đẩy  phát  triển  nghề  trồng  rừng và công nghiệp chế biến gỗ  ở địa phương; tạo thêm công ăn  việc làm cho hàng nghìn lao động  vùng nguyên liệu, tăng thu nhập  cho người lao động, góp phần hỗ  trợ thiết thực cho chương trình xóa  đói giảm nghèo của tỉnh, nhất là ở  vùng sâu, vùng xa. Kết quả của  dự  án  còn  là  mô  hình  hữu  hiệu  giới  thiệu  việc  ứng  dụng  khoa  học và công nghệ phục vụ phát  triển kinh tế - xã hội nông thôn,  miền núi để nhân rộng ra các địa  phương khác.

(Nguồn: “Ứng dụng công nghệ mới trong sấy gỗ rừng trồng”, Công Minh, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, số 9, năm 2019)

Theo văn bản, ngành công nghiệp chế biến gỗ  Việt Nam đã có định hướng gì?

Trả lời bởi giáo viên

Đáp án đúng: d

Tăng  cường  và  chủ  động  khai  thác  nguồn  nguyên  liệu  trong  nước,  đặc  biệt  là  sử  dụng  gỗ rừng trồng là định hướng của  ngành công nghiệp chế biến gỗ  Việt Nam.

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ đoạn (2)

Câu hỏi khác