Đọc câu chuyện về Trạng Lường Lương Thế Vinh dưới đây, sau đó hãy cho biết những sự việc nào cho thấy Lương Thế Vinh là người có tài?
Một trong những Trạng Nguyên giỏi nhất nước ta thời trước là ông Lương Thế Vinh. Ông nổi danh là một nhà khoa học, nhà toán học tài ba, lỗi lạc của đất nước ta.
Lương Thế Vinh sinh năm 1442 tại Nam Định. Ngay từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, sắc sảo, được xem là thần đồng, học đâu nhớ đấy. Thuở nhỏ, gia đình Lương Thế Vinh nghèo, nhà ông làm nghề nông, không đủ ăn nên cha mẹ ông phải vay nợ phú ông. Ngày nọ, phú ông đến nhà Lương Thế Vinh đòi nợ. Cha mẹ Vinh đi vắng cả, chỉ có Vinh đang chơi nặn đất với bạn. Phú ông hỏi:
- Bố mẹ mày đi đâu?
Lương Thế Vinh cười trả lời:
- Bố tôi đi giết người sống, mẹ tôi đi cứu người chết.
Phú ông giật mình, gặng hỏi nhưng Lương Thế Vinh không đáp. Tò mò thôi thúc, phú ông hứa:
- Nếu mày nói thật, ta sẽ xóa hết nợ cho!
Vinh rất khôn ngoan, Vinh nói:
- Nếu vậy phải có bằng cớ. Xin ông hãy ghi dấu vân tay vào cái bát đất này.
Phú ông làm theo, Vinh trả lời:
- Bố tôi đi nhổ mạ, mẹ tôi đi cấy lúa.
Mấy hôm sau, phú ông lại đến đòi nợ. Vinh đem cái bát đất ra đối chứng, dấu vân tay vẫn còn nguyên vẹn, phú ông đành than thở và khen ngợi:
- Ngươi còn bé thế này mà đã có cơ mưu như vậy, ngày sau tất làm nên bậc danh thần.
Có lần, một gã khách buôn phương Bắc sang nước ta tìm bắt những đứa trẻ thông minh mang về nước. Trên đường đi, thấy một đám trẻ đang chơi đùa, gã bèn đào một cái hố sâu, bỏ trái bưởi xuống đó rồi thách lũ trẻ vớt lên mà không dùng que. Lương Thế Vinh đứng lẫn trong đám trẻ. Cậu nói nhỏ với người bạn bên cạnh: “Mau lấy nước đổ vào hố, quả bưởi sẽ tự nổi lên!” Lũ trẻ hò nhau làm theo. Nước dềnh lên cao, quả bưởi theo đó nổi lên, lũ trẻ dễ dàng vớt được. Lão khách buôn lấy tiền thưởng cho lũ trẻ và gặng hỏi: “Kế này ai bày cho chúng mày?” Lũ trẻ thực thà kể chuyện là có một đứa bày kế và đã đi lâu rồi. Lão lái buôn chưng hửng, đành bỏ đi.
Năm hai mươi hai tuổi, ông thi đỗ Trạng Nguyên, nên còn có tên gọi là Trạng Lường. Lương Thế Vinh là quan đại thần của triều đình, rất giỏi về nho học và là người không ngừng học tập trong thực tế. Ông thường về nơi có tranh chấp ruộng đất, đo đạc đất đai, vẽ và tính toán cụ thể, giúp nông dân hòa giải việc mâu thuẫn. Thực nghiệm vất vả, ông đã tìm ra các quy tắc tính toán diện tích các thửa ruộng có hình dạng khác nhau. Ông tìm ra cách tính ẩn số, bình phương khai phương... và viết thành cuốn Đại thành toán pháp.
Có lần Chu Hy, một tiến sĩ đại khoa của nhà Minh, được cử sang làm sứ thần ở nước ta. Chu Hy nghe tiếng Lương Thế Vinh đã lâu, nay muốn thử tài Trạng nguyên Đại Việt. Hy hỏi quan Trạng Đại Việt rất nhiều điều trong sử sách. Trạng đối đáp đâu ra đấy, nên sứ thần lấy làm nể phụ lắm. Một hôm, sứ thần mời Trạng đi chơi, ra ngoài thành thấy một đám lính đang cho con vui ngự của vua ăn mía. Sứ thần cười nói: “Nghe nói ngài là bậc kì tài nước Việt, vậy xin ngài cho biết con voi này nặng bao nhiêu cân?” Trạng cười và trả lời: “Ngày mai, xin mời ngài ra đây xem tôi cân voi.”
Sáng hôm sau, Trạng dẫn sứ nhà Minh ra một cái ao có thả nổi một bè nứa. Voi được dắt xuống bè, nước dâng lên. Quan Trạng sai người đánh dấu mớm nước. Rồi ông cho lính vác đá hộc bỏ xuống bè, khi thấy mớm nước bằng với vạch đã đánh dấu thì dừng không thêm đá nữa. Sau cùng ông cho cân tất thảy số đá đó lên… Vậy là ra trọng lượng của con voi. Sứ thần Chu Hy hết sức thán phục: “Quan Trạng Đại Việt thật là giỏi! Xin bái phục, bái phục!”
Thời Lương Thế Vinh, các công cụ tính toán còn rất thô sơ. Sau nhiều ngày đêm suy nghĩ, Lương Thế Vinh sáng chế ra một công cụ tính toán lợi hơn. Đó chính là bàn tính gẩy – chiếc bàn tính đầu tiên của Việt Nam. Lúc đầu ông nặn những hòn bi bằng đất có khoan lỗ ở giữa, xâu vào một cái đũi, các xâu buộc cạnh nhau thành một bàn tính. Về sau, ông thay những “viên tính” bằng đất thành những đốt trúc ngắn, rồi bằng những mẩu gỗ sơn màu khác nhau để dễ tính, dễ nhớ.
Lương Thế Vinh giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình, ông không chỉ đóng góp cho Toán học mà đối với văn học – nghệ thuật ông cũng có những công trình nghiên cứu khiến người đời sau phải ngả mũ. Ông không ham công danh phú quý, tính tình cương trực, thẳng thắn, hóm hỉnh, khôi hài. Khi về già, ông sống bình dị ở quê hương. Lịch sử ghi nhận ông là nhà văn, nhà toán học, nhà nghiên cứu Phật học, nhà giáo tận tụy, trang nghiêm của sĩ tử và nhân dân.
Lương Thế Vinh chẳng những là một Trạng Nguyên tài giỏi mà còn là một nhân tài kiệt xuất, hết lòng vì dân, vì nước. Em rất tự hào được học tập trong ngôi trường mang tên ông.
Trả lời bởi giáo viên
Câu chuyện đối đáp thông minh với phú ông, giúp gia đình thoát khỏi một khoản nợ.
- Câu chuyện lấy được quả bưởi dưới hố mà không cần dùng tay khiến người khách buôn đến từ phương Bắc tấm tắc khen.
- Sử dụng các thuật tính toán giúp ích rất nhiều trong đời sống thực tế.
Câu chuyện cân voi khiến sứ giả phương Bắc nể phục.
Những câu chuyện cho thấy Lương Thế Vinh là người có tài đó là:
- Câu chuyện đối đáp thông minh với phú ông, giúp gia đình thoát khỏi một khoản nợ.
- Câu chuyện lấy được quả bưởi dưới hố mà không cần dùng tay khiến người buôn đến từ phương Bắc tấm tắc khen.
- Sử dụng các thuật tính toán giúp ích rất nhiều trong đời sống thực tế.
- Câu chuyện cân voi khiến sứ giả phương Bắc nể phục.
Hướng dẫn giải:
Dựa vào dàn bài tóm tắt câu chuyện sau để trả lời:
- Giới thiệu câu chuyện: tên truyện, kể về ai, kể về tài năng gì đặc biệt
Truyện kể về Lương Thế Vinh, ông là nhà toán học nhà khoa học lỗi lạc của Việt Nam. Thường được người đợi gọi là Trạng Lường
- Kể diễn biến câu chuyện: chú ý nhấn mạnh những tình tiết nói lên tài năng, trí tuệ của nhân vật đang được kể đến
+Hồi nhỏ: Câu chuyện ứng đáp với phú ông, câu chuyện lấy trái bưởi
+Lớn lên: Làm quan trong triều đình, giữ nhiều chức vụ quan trọng, câu chuyện cân voi thử tài với sứ giả nước ngoài.Ngoài toán học thì ông còn có thêm nhiều đóng góp cho văn học nghệ thuật
- Kết thúc câu chuyện: đánh giá chung về nhân vật và bày tỏ cảm xúc
Lương Thế Vinh chẳng những là một Trạng Nguyên tài giỏi mà còn là một nhân tài kiệt xuất, hết lòng vì dân, vì nước. Em rất tự hào được học tập trong ngôi trường mang tên ông.