Câu hỏi:
2 năm trước

Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:

VẪN CẦN CÓ MẸ

 

Cho dù con sắp già rồi

Con vẫn cần Mẹ như thời trẻ thơ

Vẫn cần Mẹ hát ầu ơ

Ru con khỏi những bơ vơ lòng mình.

Cho dù sáng giá công danh

Con vẫn cần Mẹ ân cần sớm hôm

Một chén nước, một bát cơm

Từ tay Mẹ, vẫn sướng hơn tiệc tùng.

Cho dù con là người hùng

Con vẫn cần Mẹ mắc mùng đêm khuya

Gió từ tay quạt Mẹ đưa

Mát hơn ngàn vạn cơn mưa đầu mùa.

Mẹ ơi con biết là thừa

Nói câu "ơn Mẹ", dù chưa bao giờ

Con biết Mẹ cũng chẳng chờ

Nuôi con khôn lớn để nhờ mai sau.

Nhưng mà con thấy xót đau

Cả đời Mẹ đã dãi dầu đắng cay

Con đi biền biệt tháng ngày

Lúc dừng chân đã mây bay trắng đầu.

Bơ vơ, tội nghiệp giàn trầu

Tủi thân biết mấy thân cau trước nhà

Con về gần, Mẹ đã xa

Câu thơ lỏng chỏng giữa nhà, mồ côi!

Mai sau dù có già rồi

Con vẫn cần Mẹ như thời trẻ thơ!

Nguyễn Văn Thu

Biện pháp tu từ nổi bật trong hai câu thơ sau: Bơ vơ, tội nghiệp giàn trầu/ Tủi thân biết mấy thân cau trước nhà”?

Trả lời bởi giáo viên

Đáp án đúng: a

Biện pháp tu từ nổi bật trong hai câu thơ trên là nhân hóa.

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ nội dung hai câu thơ và xét xem biện pháp tu từ nào được sử dụng.

Câu hỏi khác

Câu 1:

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:

TÔI LÀM THƠ VỀ NHỮNG ĐIỀU BÌNH DỊ

Tôi không làm thơ về Corona
Đó là loài virus giống như lũ người mang linh hồn ác quỷ.
Tôi làm thơ về Đất Nước tôi
Một Đất Nước của những điều kỳ lạ
Một Đất Nước của những điều kỳ diệu
Trong chiến tranh
Trong đói nghèo
Trong cuồng phong của thiên tai
Trong bão giông của dịch bệnh
Trong nắng trong mưa
Vẫn ngát hương nở triệu triệu loài hoa
Vẫn thắm tươi triệu triệu trái tim hồng

Tôi không nói về những kẻ đi lây truyền Corona
Đó là lũ gián và chuột sống dưới cống rãnh để gieo rắc dịch bệnh.
Tôi làm thơ về Nhân dân tôi
Nhân dân tôi với đủ công đủ việc
Nhân dân tôi với đủ mức sống giàu nghèo
Nhân dân tôi không thích nói nhiều
Nhân dân tôi không hay than thở
Không ưa trách móc hay phân bua
Nhân dân tôi hành động
Bằng tình yêu thương
Bằng trách nhiệm
Bằng sự sẻ chia và đùm bọc
Với đồng bào
Với cả thế giới nhân loài

Tôi không làm thơ về những thiên đường trong ảo vọng
Đó là nơi của những kẻ không có cội nguồn tìm đến với giấc mơ trong cơn hoảng loạn.
Tôi làm thơ về Quê hương tôi
Quê hương tôi là khắp cả mọi miền trên dải đất hình CHỮ ÉT
Quê hương tôi là những sông núi ao hồ đã từng ngập tràn bom đạn.
Nhưng màu mỡ ân tình
Lấp lánh niềm tin
Căng đầy nhựa sống
Sôi trào khát vọng
Thấm đẫm ân tình
Và luôn rộng mở những tấm lòng bao dung.

Thầy Nguyễn Ngọc Dũng – GV trường THPT Đào Duy Từ - Thanh Hóa.

Đoạn thơ đầu nổi bật với biện pháp tu từ gì?

83 lượt xem
Xem đáp án
2 năm trước
Câu 3:

Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:

Bất chợt đêm trăng mất điện
Vóng lên tiếng kêu hoài nhớ ngọn đèn dầu
Người xa xứ hỏi con đường cũ:
"Làng ta đang ở đâu"

Làng ta đang ở đâu!
Đêm Trung thu nào thấy bóng đa
Mái đình trùng tu đổi màu rêu cũ
Mẹ về chợ, mớ rau trong rổ nhựa
Bà lên chùa, phẩm oản gói ni lông
Vịt siêu trứng không mò cua bắt ốc
Gà gia công không nhặt thóc đống rơm
Con ếch, con lươn lên hàng đặc sản
Con cà cuống cay nơi khách sạn thị thành.

Làng tôi năm hai nghìn
Bao dập dồn hiện đại
Những đám rước bóng điện mờ điện nhạt
Những đám tang không chống gậy giật lùi
Bao ngỡ ngàng xuôi ngược
Tuổi mẫu giáo thi nhau làm sinh nhật
Tuổi cổ lai hy xây một trước cho mình
Bao đổi thay kỳ dị
Cô thợ cấy đấu cờ trên màn hình điện tử
Bác thợ cày hút thuốc lào mê bản tin quốc tế
Cả làng sôi lên cùng trái bóng châu Âu.

Làng tôi đang về đâu
Quê hương xưa hàng ngày thành khách lạ
Dân làng xưa không còn là người cũ
Bờ tre đổi hình
Ao làng đổi bóng
Nỗi nhớ  xa quê cũng thay đổi bóng hình.

Làng tôi năm hai nghìn
Người về quê cầm tiếng ô tô tìm chùm khế ngọt
Lạc vào vườn nhãn năm hoa
Lạc vào vườn hồng không hạt
Đêm hai nghìn sáng bừng nước mắt
Giọt lệ lăn về đâu!

Rút trong tập thơ "Hạt gạo đồng trời" của Nguyễn Tấn Việt.

Cụm từ “nhớ ngọn đèn dầu” ẩn dụ cho điều gì?

91 lượt xem
Xem đáp án
2 năm trước
Câu 7:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

        Nếu chọn loài cây Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn phải là cây tre.

        Nếu chọn loài hoa Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là hoa sen.

        Nếu chọn trang phục Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là chiếc áo dài.

        Nếu chọn nhạc khí Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là cây đàn bầu…

        Cũng như thế, nếu chọn trong nền thơ ca phong phú của ta một thể thơ làm đại diện dự cuộc giao lưu thơ toàn cầu, hẳn đó phải là Lục bát.

        Nếu tâm hồn một dân tộc thường gửi trọn vào thi ca của dân tộc mình, thì lục bát là thể thơ mà phần hồn của dân Việt đã nương náu ở đó nhiều nhất, sâu nhất. Có thể nói, người Việt sống trong bầu thi quyển lục bát. Dân ta nói vần nói vè chủ yếu bằng lục bát. Dân ta đối đáp giao duyên, than thân trách phận, tranh đấu tuyên truyền chủ yếu bằng lục bát. Và dân ta hát ru các thế hệ, truyền nguồn sữa tinh thần của giống nòi cho lớp lớp cháu con cũng chủ yếu bằng lục bát… Lục bát là phương tiện phổ dụng để người Việt giải toả tâm sự, kí thác tâm trạng, thăng hoa tâm hồn. Gắn với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc này.

        Trong thời buổi hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, dường như đang có hai thái độ trái ngược đối với lục bát. Lắm kẻ thờ ơ, hoài nghi khả năng của lục bát. Họ thành kiến rằng lục bát là thể thơ quá gò bó về vần luật, về thanh luật, về tiết tấu; nó đơn điệu, nó bằng phẳng, quê mùa (...) Nhiều người đã nhận thấy ở lục bát những ưu thế không thể thơ nào có được. Họ đã tìm về lục bát (...) Đọc thơ lục bát thế kỉ qua, có thể thấy rõ rệt, càng về sau, dáng điệu lục bát càng trẻ trung, hơi thở lục bát càng hiện đại hơn so với hồi đầu. Điều đó là bằng chứng khẳng định lục bát vẫn trường tồn, lục bát vẫn gắn bó máu thịtvới tâm hồn Việt trên con đường hiện đại. Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy những điệu lục bát vẫn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này.

Chu Văn Sơn

Điệp từ “nếu” ở những câu văn đầu đoạn có tác dụng gì?

86 lượt xem
Xem đáp án
2 năm trước