Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?
Chú Đất Nung
Tết Trung thu, cu Chắt được món quà. Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son. Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất em nặn lúc đi chăn trâu.
Cu Chắt cất đồ chơi vào cái nắp tráp hỏng. Hai người bột và chú bé Đất làm quen với nhau. Sáng hôm sau, chàng kị sĩ phàn nàn với nàng công chúa:
- Cu Đất thật đoảng. Mới chơi với nó một tí mà chúng mình đã bẩn hết quần áo đẹp.
Cu Chắt bèn bỏ hai người bột vào cái lọ thủy tinh.
Còn một mình, chú bé Đất nhớ quê, tìm đường ra cánh đồng. Mới đến chái bếp, gặp trời đổ mưa, chú ngấm nước, rét quá. Chú bèn vào bếp, cời đống rấm ra sưởi. Ban đầu thấy ấm và khoan khoái. Lúc sau nóng rát cả chân tay. Chú sợ, lùi lại.
Ông Hòn Rấm cười bảo:
- Sao chú mày nhát thế? Đất có thể nung trong lửa kia mà!
Chú bé Đất ngạc nhiên hỏi lại:
- Nung ấy ạ?
- Chứ sao? Đã là người thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích.
Nghe thế, chú bé Đất không thấy sợ nữa. Chú vui vẻ bảo:
- Nào, nung thì nung!
Từ đấy, chú thành Đất Nung.
(còn nữa)
Theo Nguyễn Kiên
Chú thích:
- Kị sĩ: lính cưỡi ngựa, thuộc tầng lớp quý tộc ngày xưa.
- Tía: tím đỏ như màu mận chín.
- Son: đỏ tươi.
- Đoảng: vụng về, chẳng được việc gì.
- Chái bếp: gian nhỏ lợp một mái, thêm vào đầu hồi nhà để làm bếp.
- Đống rấm: đống trấu hoặc mùn ủ giữ lửa trong bếp.
- Hòn rấm: hòn đất nặn phơi khô để đè lên đống rấm cho lửa chỉ cháy âm ỉ.
Trả lời bởi giáo viên
C. Phải rèn luyện trong thử thách, khó khăn, con người mới mạnh mẽ, cứng cỏi được.
Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho việc phải rèn luyện trong thử thách, khó khăn, con người mới mạnh mẽ, cứng cỏi được.
-> Đáp án đúng: C.
Hướng dẫn giải:
Con đã bao giờ nghe đến câu "Lửa thử vàng, gian nan thử sức" chưa?