Ba nguyên nhân đã kể ở bài tập 8 đều tạo nên thành công của Lê-ô-nác-đô nhưng quan trọng nhất là việc Lê-ô-nác-đô đã gặp được người thầy tài giỏi Vô-rô-ki-a dẫn đường chỉ lối cho mình.
Theo con, nhận định trên đúng hay sai?
Vẽ trứng
Ngay từ nhỏ, cậu bé Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã rất thích vẽ. Cha cậu đưa cậu đến nhờ nhà danh họa Vê-rô-ki-ô dạy dỗ.
Suốt mười mấy ngày đầu, thầy Vê-rô-ki-ô chỉ cho Lê-ô-nác-đô vẽ trứng. Cậu bé vẽ hết quả này đến quả khác và đã bắt đầu tỏ vẻ chán ngán. Thầy Vê-rô-ki-ô bèn bảo:
- Con đừng tưởng vẽ trứng là dễ! Trong một nghìn quả trứng xưa nay không có lấy hai quả hoàn toàn giống nhau đâu. Muốn thể hiện thật đúng hình dáng của từng quả trứng, người họa sĩ phải rất khổ công mới được.
Thầy lại nói:
- Tập vẽ đi vẽ lại quả trứng thật nhiều lần, con sẽ biết quan sát sự vật một cách tỉ mỉ và miêu tả nó trên giấy vẽ một cách chính xác. Đến lúc ấy, con muốn vẽ bất cứ cái gì cũng đều có thể vẽ được như ý.
Lê-ô-nác-đô hiểu ra và miệt mài tập vẽ.
Sau nhiều năm khổ luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành nhà danh họa kiệt xuất. Các tác phẩm của ông được trân trọng trưng bày ở nhiều bảo tàng lớn trên thế giới, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Không những thế, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư và là nhà bác học lớn của thời đại Phục hưng.
(theo XUÂN YẾN)
- Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi: danh hoạ người I-ta-li-a
- Khổ luyện: dày công luyện tập, không nề hà vất vả.
- Kiệt xuất: có tài năng, giá trị nổi bật
- Thời đại Phục hưng: thời kì có những tiến bộ vượt bậc về văn hoá, khoa học, kinh tế và xã hội ở châu Âu, từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI
Trả lời bởi giáo viên
Ba nguyên nhân: có tài năng bẩm sinh, có thầy giỏi dẫn dắt, có sự khổ luyện đều góp phần tạo nên thành công của Lê-ô-nác-đô nhưng quan trọng nhất phải là Lê-ô-nác-đô có sự miệt mài khổ luyện. Bởi vì thầy giỏi chỉ là người đưa đường chỉ lối cho ta chứ không thể thay ta rèn luyện, tạo thành một tác phẩm để đời được. Có tài mà không rèn luyện thì cũng như viên ngọc thô mà không được mài rũa. Thiên tài được tạo nên bởi 1% năng khiếu bẩm sinh, 99% là do khổ luyện.
Vậy nên nhận định trên là sai.
Hướng dẫn giải:
Con suy nghĩ và trả lời câu hỏi