• Lớp 7
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
5 lượt xem

Câu 6. Thể loại văn học dân gian nào phù hợp với câu: “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”?

A. Thành ngữ​​B. Tục ngữ​ C. Ca dao D. Vè

Câu 7. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa giống với câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”?

A. Ăn phải nhai, nói phải nghĩ.​​​ B. Đói ăn vụng, túng làm liều.​

C. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.​​ D. Giấy rách phải giữ lấy lề.

Câu 8. Câu nào trong các câu sau không phải là câu rút gọn?

A. Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

B. Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

C. Người ta là hoa đất

D. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng

Câu 9. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận?

A. Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh một cách sinh động.​

B. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, quan điểm, nhận xét nào đó.

C. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.

D. Ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vẫn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa.

Câu 10. Lập luận trong bài văn nghị luận là:

A. ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm của người nói hoặc người viết.

B. lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.

C. cảm xúc suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm.

D. cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.​

Câu 11. Câu nào sau đây là câu rút gọn?

A. Người ta là hoa đất.​​​ ​B. Tấc đất tấc vàng

C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây​​ ​D. Lá lành đùm lá rách.

Câu 12. Câu tục ngữ nào sau đây nhắc nhở chúng ta về lòng biết ơn?

A. Cái răng cái tóc là góc con người. B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

C. Thương người như thể thương thân.​ D. Có chí thì nên

Câu 13. Yếu tố nào không phải là yếu tố cơ bản trong văn nghị luận?

A. Cảm xúc​​ B. Luận điểm

C. Luận cứ D. Lập luận

Câu 14. Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận?

A. Là lí lẽ và dẫn chứng đưa ra để làm sáng tỏ một vấn đề

B. Là cảm xúc và suy nghĩ của người đọc về vấn đề

C. Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn​​​​

D. Là cách sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí

Câu 15. Mục đích của việc rút gọn câu là:

A. Làm cho câu ngắn gọn hơn, thông tin được nhanh.

B. Tránh lặp những câu đã xuất hiện ở câu trước.

C. Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.

D. Cả 3 đáp án A, B, C đều đúng.

Câu 16. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. thời kì trước Cách Mạng tháng Tám

B. thời kì kháng chiến chống Pháp

C. thời kì kháng chiến chống Mĩ

D. thời kì sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất

Câu 17. Câu tục ngữ “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt” đúc rút kinh nghiệm:

A. về lao động sản xuất​​​ ​​B. về thiên nhiên

C. về con người​​​​​​D. về xã hội

Câu 18. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về lao động sản xuất?

A. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

B. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

C. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.

D. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

Câu 19. Câu văn: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta” được trích từ văn bản nào?

A. Sự giàu đẹp của tiếng Việt ​​​B. Đức tính giản dị của Bác Hồ.

C. Ý nghĩa văn chương. ​D. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Câu 20: Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?

A. Biểu cảm​​​​​​B. Miêu tả

C. Tự sự​​​​​​D. Nghị luận

1 đáp án
5 lượt xem
2 đáp án
9 lượt xem

xác định câu bị động trong các đoạn văn bản sau và cho biết có thể chuyển nó sang câu chủ động mà không ảnh hưởng đến nội dung của đoạn văn không? a, tinh thần yêu nước cũng như những thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính bình pha lê rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của kín đáo ấy đều được đem ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. b, Người đầu tiên chịu ảnh hưởng của thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ. Những bài thơ có tiếng của Thế Lữ ra đời từ đầu năm 1933 đến năm 1934. Giữa lúc người thanh niên Việt Nam bấy giờ ngập trong qua khứ đến tận cổ thì Thế Lữ đem cho họ cái hương vị phương xa. Tác giả "Mấy vần thơ" liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ. c, buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào rực hồng lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Mặt trời xế chưa bị mây che lỗ đỗ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui. Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh veo màu mảnh chai. Núi xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào. d, dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước . Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ... e, cánh đồng làng được phù sa và nước ngọt sông Thương bồi đắp,tắm táp, lại được các mẹ, các chị vun xới, chăm bón ngày một trở nên màu mỡ

2 đáp án
5 lượt xem
1 đáp án
4 lượt xem

PHần 1: Đọc - Hiểu

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Tình yêu thương là điều đầu tiên và cũng là điều sau cùng còn lại trên cơ thể thế giới này. Tình yêu thương nuôi dưỡng trong chúng ta một tâm hồn trẻ trung đầy sức sống, một điểm tựa tinh thần vững chắc không gì phá nổi và hơn cả là đưa con người gần lại nhau hơn trong vòng tay thân thiết. [...] Cuộc sống có lẽ sẽ không còn tồn tại nếu không còn sự yêu thương, những tâm hồn héo úa hư hao sẽ chết dần trong cô độc. Bạn có biết bao nhiêu điều kì diệu trong cuộc sống mang tên "Tình yêu thương" không? Hãy mở rộng lòng ra với mọi người, dù đó chỉ là một người qua đường. Bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc mênh mang trong tâm hồn mình.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính.

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3: Theo tác giả, nếu không có tình yêu thương thì cuộc sống sẽ như thế nào?

Câu 4: Tìm câu rút gọn trong đoạn trích, cho biết thành phần rút gọn là gì?

Câu 5: Qua đoạn trích trên, em thấy mình cần làm làm gì để thực hiện tình yêu thương với mọi người.(Viết 1 đoạn văn từ 3 đến 5 câu)

Phần 2: Làm văn

Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về lòng biết ơn.

1 đáp án
6 lượt xem