• Lớp 6
  • Vật Lý
  • Mới nhất

Câu 1: Tại sao khi lắp khâu cán dao, cán liềm bằng gỗ, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán? Câu 2: Tại sao các tấm tôn lợp mái nhà lại có hình gợn sóng? Câu 3: Hai quả cầu có thể tích giống nhau làm bằng đồng và thép. Hỏi khi cùng nung nóng lên đến cùng một nhiệt độ thì thể tích của chúng sẽ thay đổi như thế nào? Câu 4: Tại sao khi rót nước vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là khi rót vào cốc thủy tinh mỏng? Câu 5: Khi đun nước ta không nên đổ nước vào đầy ấm, hãy giải thích điều này. Vì khi đun, ấm và nước trong ấm đều bị ………………………… và ………………………, nhưng do nước là chất lỏng nở vì nhiệt ……………… hơn ấm là chất rắn, nên nếu đổ nước đầy ấm thì nước sẽ bị ……………………………………………… Câu 6: Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy? Vì khi nhiệt độ môi trường tăng lên, chai và nước ngọt trong chai đều bị ………………………… và …………………… Nhưng do nước ngọt là chất lỏng nở vì nhiệt ………………… hơn chai là chất rắn, nếu đóng nước ngọt đầy chai, thì sự nở vì nhiệt của nước ngọt sẽ bị nắp chai ……………………………, nên nước ngọt có thể sẽ gây ra một ……………… rất lớn lên nắp chai và làm bật nắp chai. Câu 7: Tại sao khi quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng nó lại phồng lên? Vì khi nhúng quả bóng bàn bị bẹp (móp) vào nước nóng, thì vỏ quả bóng và không khí bên trong quả bóng đều bị ……………………… và ……………………… Nhưng do không khí là chất khí nở vì nhiệt …………… … hơn vỏ quả bóng là chất rắn, nên sự nở vì nhiệt của không khí sẽ bị vỏ quả bóng …………………………, vì vậy không khí có thể gây ra một ……………… lớn lên vỏ quả bóng và làm nó phồng lên như cũ. Câu 8: Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này? Câu 9: Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh? Câu 10: Giải thích vì sao khi nung nóng (hoặc làm lạnh) một lượng khí thì cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều thay đổI? Câu 11: Giải thích tại sao vào mùa hè, khi ta chạy trên đường thì không nên bơm bánh xe quá căng? Vì khi xe đạp ở ngoài trời nắng, ruột bánh xe và không khí bên trong ruột xe đều bị …………………… và ………………… Nhưng do không khí là chất khí nở vì nhiệt ……………… hơn ruột bánh xe là chất rắn, nên sự nở vì nhiệt của không khí sẽ bị ruột bánh xe …………………………, vì vậy không khí có thể gây ra một ……………… rất lớn lên ruột xe và làm nổ ruột xe. Câu 12: Tại sao một gối đỡ đầu cầu bằng thép phải đặt trên con lăn? Câu 13: Tại sao các ống dẫn hơi trong các lò áp suất lại có những đoạn uốn cong? Câu 14: Khi nhiệt kế thủy ngân hoặc rượu nóng lên thì cả bầu nhiệt kế và thủy ngân (hoặc rượu) đều nóng lên. Tại sao thủy ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống? Câu 15: Tại sao bảng chia độ của các nhiệt kế y tế lại có giới hạn đo từ 34 0 C đến 42 0 C? Câu 16: Tại sao không có nhiệt kế nước? Câu 17: Tại sao để đo nhiệt độ của nước đang sôi, người ta phải dùng nhiệt kế thủy ngân mà không dùng nhiệt kế rượu? Câu 18: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí? Câu 19: Thả chì vào đồng đang nóng chảy thì chì có nóng chảy không? Tại sao? Cho biết nhiệt độ nóng chảy của chì là 327 0 C còn của đồng là 1083 0 C Câu 20: Tại sao sấy tóc lại làm tóc mau khô? Câu 21: Tại sao khi tắm dưới hồ lên dù gió yếu ta vẫn cảm thấy lạnh? Câu 22:Tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ bị cạn dần còn đóng nút thì sẽ không bị cạn? Câu 23: Tại sao vào mùa lạnh khi hà hơi vào mặt gương ta thấy gương mờ đi rồi sau đó một thời gian gương sáng trở lại? Câu 24: Tại sao khi nhúng nhiệt kế vào nước nóng thì mực thủy ngân trong nhiệt kế lúc đầu hạ xuống một ít rồi sau đó mới dâng lên cao? Câu 25: Nêu sự giống nhau và khác nhau của sự sôi và sự bay hơi?

1 đáp án
21 lượt xem
1 đáp án
32 lượt xem